Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

CMC tiên phong đột phá công nghệ để thúc đẩy kinh tế tư nhân và chuyển đổi số quốc gia

Đức Hiền
Đức Hiền  - 
Ngày 18/5/2025, tại Tòa nhà Quốc hội đã diễn ra sự kiện quan trọng bên lề Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì. Tập đoàn Công nghệ CMC đã tham gia với tư cách là một trong 22 doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu toàn quốc.
aa

Sự kiện là dịp để cộng đồng doanh nghiệp khối tư nhân cùng “phô diễn lực lượng”, thể hiện vai trò ngày càng lớn mạnh của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

CMC đến Triển lãm với niềm tự hào lớn lao – không chỉ là một thương hiệu công nghệ được tín nhiệm, mà còn là doanh nghiệp tư nhân tiên phong kiến tạo hệ sinh thái công nghệ mở "Make in Vietnam", mang theo khát vọng đóng góp cho quốc gia bằng tri thức và năng lực công nghệ của người Việt.

Gian hàng CMC thu hút được sự quan tâm của đông đảo đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai NQ 66 và NQ68/TW
Gian hàng CMC thu hút được sự quan tâm của đông đảo đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai NQ 66 và NQ68/TW

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC chia sẻ: “Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn trong chuyển đổi số và ứng dụng AI. Là doanh nghiệp công nghệ thuần Việt, CMC xác định rõ sứ mệnh của mình không chỉ là phát triển kinh doanh, mà quan trọng hơn là đóng góp thực chất vào năng lực tự chủ công nghệ quốc gia, đồng hành cùng Chính phủ trong hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 68 – để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.”

Các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới các sản phẩm, giải pháp công nghệ mà CMC mang tới triển lãm. Tổng bí thư Tô Lâm lưu ý với CMC, công nghệ mạnh là rất tốt nhưng bên cạnh đó phải là phải có dữ liệu tốt.

Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính báo cáo với Tổng bí thư Tô Lâm về Hệ sinh thái mở C.OpenAI cùng 2 nhiệm vụ quốc gia CLS & CMC Cloud
Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính báo cáo với Tổng bí thư Tô Lâm về Hệ sinh thái mở C.OpenAI cùng 2 nhiệm vụ quốc gia CLS & CMC Cloud

Khẳng định năng lực công nghệ Việt với hệ sinh thái C.OpenAI

Tại triển lãm, CMC giới thiệu hệ sinh thái C.OpenAI – nền tảng công nghệ AI mở được nghiên cứu và phát triển với hơn 25 công nghệ lõi. Đây là kết quả từ quá trình đầu tư bài bản cho R&D, với mục tiêu tạo ra các sản phẩm, giải pháp AI có khả năng ứng dụng rộng rãi trong quản lý, vận hành và phát triển kinh tế – xã hội.

Các công nghệ nổi bật của CMC bao gồm: Computer Vision, LLM, Voice Processing, Datalakehouse... Trong đó, C.Face – công nghệ nhận diện khuôn mặt của CMC đã được Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) xếp hạng top 12 thế giới, và dẫn đầu tại Việt Nam. Hệ sinh thái còn có các giải pháp đã được triển khai thực tế tại các tổ chức lớn như C.OCR (SmartDocs) tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, TH Group…

Đáng chú ý, tại triển lãm, CMC đã lần đầu công bố hai giải pháp AI tiên phong trong lĩnh vực y tế:

+ C-Health: giải pháp AI tiên tiến do CMC phát triển giúp phân tích tình trạng sức khỏe người dùng bằng công nghệ không tiếp xúc thông qua việc quét hình ảnh khuôn mặt từ điện thoại hoặc máy tính bảng. Sản phẩm tích hợp nhiều tính năng độc đáo có khả năng đo hơn 20 chỉ số như nhịp tim, huyết áp, biến thiên nhịp tim, hồng cầu, HbA1c v.v..., giúp đánh giá lượng đường huyết trung bình … với kết quả nhanh chóng, hỗ trợ người dùng quản lý sức khỏe cá nhân một cách toàn diện và hiệu quả. C-Health đã sẵn sàng kết nối với hệ thống VNeID, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đang thử nghiệm tính năng sản phẩm C-Health
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đang thử nghiệm tính năng sản phẩm C-Health

+ C-Aid: phần mềm chatbot ứng dụng AI do CMC phát triển, với sứ mệnh hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán hình ảnh như X-quang, MRI, CT. C-Aid không chỉ giúp nâng cao độ chính xác trong hỗ trợ ra quyết định lâm sàng, mà còn đóng vai trò như một "trợ lý y tế số", đồng hành trong tư vấn và chăm sóc sức khỏe từ xa. Sản phẩm mang tính đột phá, thiết thực và có ý nghĩa chiến lược trong việc hiện đại hóa ngành y tế, hướng tới mô hình khám chữa bệnh thông minh và hiệu quả.

Thực hiện nhiệm vụ quốc gia trọng điểm

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thương mại, CMC còn vinh dự là đơn vị chủ trì thực hiện 2 nhiệm vụ quốc gia được công bố trên Cổng thông tin Nghị quyết 57 của Chính phủ:

CLS - Trợ lý ảo xây dựng, kiểm tra rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là hệ thống ứng dụng AI để hỗ trợ phân tích và phát hiện các điểm mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Với công nghệ dữ liệu lớn (Big data), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), CLS có khả năng rà soát hàng trăm nghìn văn bản quy phạm pháp luật một cách nhanh chóng và chính xác. Giải pháp này góp phần hiện đại hóa hoạt động lập pháp, hành pháp, tăng tính minh bạch, hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, đồng thời hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

CMC Cloud - Nền tảng điện toán đám mây thuần Việt: Được phát triển từ năm 2017, khi khái niệm Cloud còn khá mới tại Việt Nam, CMC Cloud ngày nay đã trở thành nền tảng nội địa dẫn đầu thị trường với hơn 25% thị phần, hệ thống đạt chuẩn Uptime Tier III, bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 27017 & ISO 27018. Đây là nền tảng hạ tầng số quan trọng, giúp giảm phụ thuộc vào nền tảng ngoại, hỗ trợ chính phủ và doanh nghiệp xây dựng hệ thống vận hành số an toàn, chủ động.

Cùng với CLS và CMC Cloud, CMC còn có vinh dự có thêm 3 sản phẩm có mặt trên cổng thông tin Nghị quyết 57 NQ57.MST.GOV.VN: C-Contract- Hợp đồng điện tử “không chạm”, xử lý đến 2 triệu văn bản/ngày, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, giảm chi phí, tối ưu hiệu suất; C-Notary- Giải pháp số hóa công chứng, triển khai tại nhiều địa phương, giúp đồng bộ dữ liệu, tra cứu nhanh và tiết kiệm đến 95% thời gian nghiệp vụ; và đặc biệt, sản phẩm được lãnh đạo cấp cao đánh giá cao tại sự kiện là giải pháp CMC AI Vision với CMC AI Camera và CMC AI Box do CMC thiết kế có cấu hình mạnh mẽ, năng lực tính toán ứng dụng AI lên đến 6 ngàn tỷ phép tính trên giây. CMC AI Vision có khả năng triển khai 10 bài toán AI như nhận diện khuôn mặt, phát hiện cháy nổ, bão lụt thiên tai hay phát hiện xâm nhập ở biên giới, hải đảo...

Chủ tịch nước Lương Cường quan tâm tới CMC AI Vision bao gồm CMC AI camera, CMC AI Box xử lý AI tại biên, sử dung pin năng lượng mặt trời phục vụ trong giám sát an ninh biên giới hải đảo.
Chủ tịch nước Lương Cường quan tâm tới CMC AI Vision bao gồm CMC AI camera, CMC AI Box xử lý AI tại biên, sử dung pin năng lượng mặt trời phục vụ trong giám sát an ninh biên giới hải đảo.

Tầm nhìn “Make in Vietnam – Go Global”

Với mô hình Viện – Trường – Doanh nghiệp, CMC đã thành lập Trường Đại học CMC như một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao. Nhà trường đặt mục tiêu đào tạo 15.000 kỹ sư AI đến năm 2033, đảm bảo nguồn lực chất lượng cao cho hệ sinh thái công nghệ Việt, góp phần hiện thực hóa mục tiêu nâng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân lên 60% GDP vào năm 2045 như tinh thần Nghị quyết 68.

Ông Nguyễn Trung Chính chia sẻ thêm: “CMC không chỉ xây dựng một doanh nghiệp, mà chúng tôi đang cùng cộng đồng công nghệ kiến tạo tương lai. Từ việc làm chủ AI, đến phát triển Cloud thuần Việt, xây dựng trung tâm dữ liệu siêu quy mô, đến đào tạo nhân tài – đó là hành trình thể hiện khát vọng Việt: "Make in Vietnam – Go Global" bằng tri thức và bản lĩnh người Việt.”

Triển lãm Kinh tế tư nhân là dịp để khẳng định vị thế của khối doanh nghiệp tư nhân trong công cuộc phát triển quốc gia. Với những nỗ lực thực chất trong đổi mới sáng tạo, năng lực công nghệ đã được thị trường và xã hội ghi nhận, trong đó CMC là hình mẫu tiêu biểu cho vai trò “dẫn dắt” mà Nghị quyết 68 đặt ra – nơi doanh nghiệp tư nhân không chỉ là động lực, mà còn là lực lượng kiến tạo tương lai số của Việt Nam.

Đức Hiền

Tin liên quan

Tin khác

Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Ngày 23/6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3140/QĐ-UBND phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”.
Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với Giải Vàng tại Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của Đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.
“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

Hợp lực cùng hơn 20 đơn vị công nghệ và giáo dục hàng đầu, MoMo chính thức góp mặt trong Liên minh AI Âu Lạc, hướng tới kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt. Sự tham gia của "kỳ lân" Fintech này không chỉ cụ thể hóa mục tiêu xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) thuần Việt mà còn khẳng định cam kết của MoMo trong việc đưa AI vào giải quyết các bài toán thực tiễn trong đời sống người Việt, từ tài chính đến tiêu dùng.
Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1186 /QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Mô hình “sở hữu linh hoạt” của Green Future được nhiều chuyên gia đánh giá là giải pháp lý tưởng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sự tiện lợi và an toàn tài chính.
Global Banking & Finance Review vinh danh VPBankS là Ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam

Global Banking & Finance Review vinh danh VPBankS là Ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam

Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) vừa được xướng tên tại hạng mục "Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam 2025" (Best Investment Bank – Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng Global Banking & Finance Awards 2025 do Tạp chí hàng đầu tại Anh Global Banking and Finance Review (GBAF) trao tặng.