Có nên thành lập Sở GDCK Việt Nam theo mô hình cổ phần?
Luật Chứng khoán (sửa đổi): Chuyển giao chức năng thanh toán chứng khoán về NHNN cần có lộ trình | |
Dự luật Chứng khoán (sửa đổi): Băn khoăn giao quyền đại diện chủ sở hữu cho Ủy ban Chứng khoán |
Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh Trần Hoàng Ngân đề nghị: Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) Việt Nam phải hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV với 100% vốn ngân sách nhà nước và tổ chức theo hình thức công ty mẹ - con.
Thảo luận về nội dung liên quan đến tổ chức hoạt động của mô hình Sở GDCK Việt Nam, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết, trước hết, chúng ta cần phải khẳng định rằng quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang thực hiện được tiến độ rất tốt với mô hình hiện tại. Bởi vì vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đến giờ phút này đã lên đến 5.600 nghìn tỷ đồng, nếu so với GDP của năm 2018 là đạt trên 100% GDP, trong đó vai trò của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh đóng góp trên 85% vốn hoá này. Nói như vậy để khi tính toán xây dựng mô hình tổ chức Sở GDCK, cần phải có tính kế thừa với luật cũ.
Điểm thứ hai, Việt Nam hiện nay có khoảng 2,3 triệu tài khoản của NĐT, trong đó NĐT nước ngoài chỉ có 30 nghìn tài khoản nhưng họ đang nắm giữ khoảng 25%, tức là tương đương khoảng 35 tỷ USD. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải thận trọng hơn nữa trong việc tổ chức TTCK ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó ông đề nghị kỳ điều chỉnh luật này chúng ta nên xem xét có thể quy định các nội dung đã được Thủ tướng quy định trong Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 1/2019. Theo đó, Sở GDCK Việt Nam phải hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên và 100% là vốn ngân sách nhà nước. “Đây là điều rất nguy hiểm, giống như sự vội vã cổ phần hoá ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) vừa qua để rồi có lúc, chính chúng ta định mua lại cổ phần đã cổ phần hoá”, ông Ngân nói.
Trước đó, tiếp thu, giải trình về mô hình và tổ chức của Sở GDCK Việt Nam, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, nhiều ý kiến đề nghị chỉ có Sở GDCK Việt Nam được đặt tại trung tâm tài chính quốc gia. Có ý kiến cho rằng cần thể chế vào dự thảo Luật mô hình Sở GDCK theo Đề án thành lập Sở GDCK Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để bảo đảm tính thống nhất, giảm bớt đầu mối quản trị, điều hành và minh bạch, rõ ràng trong áp dụng quy định của pháp luật, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ có 1 Sở GDCK duy nhất, là đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức GDCK. Sửa đổi tên gọi Sở GDCK thành Sở GDCK Việt Nam tại các điều, khoản liên quan.
“Đây là doanh nghiệp rất đặc thù nên cần được quy định cụ thể trong Luật về thẩm quyền thành lập, quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản. Mặt khác, những biến động về thị trường tại Sở GDCK Việt Nam có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ của quốc gia. Do vậy, để bảo đảm Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, chi phối đề nghị chỉnh lý khoản 1 Điều 42 của dự thảo Luật. Theo đó Sở GDCK Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết”, ông Vũ Hồng Thanh nói.
Đồng tình với các ý kiến đại biểu về việc thành lập mô hình Sở GDCK Việt Nam là phù hợp với thông lệ và luật doanh nghiệp, song Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đề nghị, nếu quy định Thủ tướng có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở GDCK Việt Nam thì cũng nên giao cho Thủ tướng quy định thẩm quyền phân công, phân cấp quyền và nghĩa vụ của Sở GDCK Việt Nam cho các sở con.
Ông cũng cho rằng, “không nói tổ chức theo mô hình mẹ - con theo Luật Doanh nghiệp tránh nhầm lẫn quyền và trách nhiệm của Sở GDCK Việt Nam với 2 sở hiện nay. Vì đây là tổ chức lại nên cần bổ sung thêm ý đó để khi triển khai không bị vướng”.
Giải trình thêm về ý kiến của đại biểu Trần Hoàng Ngân, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, ý kiến này cần phải nghiên cứu và cũng có thể tiếp thu báo cáo Quốc hội lộ trình trước hết là sắp xếp hai sở GDCK hiện tại thành Sở GDCK Việt Nam từ nay đến năm 2023.
“Chắc là trong 5 năm tới chưa cổ phần hóa được sở này, theo thông lệ quốc tế thì các sở GDCK là cổ phần, thậm chí là tư nhân, nhưng trong điều kiện của chúng ta: thị trường đang phát triển và đang sắp xếp, củng cố tổ chức thì chúng tôi cho rằng việc kế thừa, ổn định để đảm bảo ổn định thị trường phát triển trong điều kiện chúng ta đang yêu cầu phát triển cao và hội nhập”, ông Dũng cho biết.
Chuyển giao chức năng thanh toán chứng khoán về NHNN cần có lộ trình Về ngân hàng thanh toán, có ý kiến cho rằng để bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, cần quy định chỉ có NHNN Việt Nam được thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên Sở GDCK. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo thông lệ quốc tế, việc cung ứng dịch vụ thanh toán được thực hiện qua NHTW bởi mức độ tín nhiệm cao và rủi ro tín dụng ít khả năng xảy ra hơn so với NHTM. Tuy nhiên, theo Luật NHNN hiện hành, NHNN chỉ cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng, không có các đối tượng khác như công ty chứng khoán, tổ chức, cá nhân khác. Do vậy, xin giữ như dự thảo Luật, việc chuyển giao các chức năng thanh toán đối với chứng khoán về NHNN cần có lộ trình và sẽ được xem xét khi sửa đổi Luật NHNN. |