Công cụ hữu hiệu để giảm nghèo
Tín dụng chính sách xã hội: Sáng tình Đảng, ấm lòng dân (Bài cuối) | |
Tín dụng chính sách xã hội: Sáng tình Đảng, ấm lòng dân (Bài 2) | |
Tín dụng chính sách xã hội: Sáng tình Đảng, ấm lòng dân (Bài 1) |
Theo ông Đoàn Ngọc Chung, Giám đốc NHCSXH TP. Đà Nẵng, để góp phần vào thành công của thành phố đối với công tác giảm nghèo, chi nhánh đã đề ra nhiều giải pháp để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn đối với các đối tượng thụ hưởng từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Đến nay, Đà Nẵng có 67.310 khách hàng còn dư nợ, tổng dư nợ 2.398 tỷ đồng, tăng 370 tỷ đồng (18,2%) so năm 2018, đạt và vượt kế hoạch theo Nghị quyết Ban Đại diện NHCSXH thành phố đề ra (12%). Trong đó, dư nợ từ nguồn vốn Trung ương 1.525 tỷ đồng với 13 chương trình tín dụng chính sách, dư nợ từ nguồn vốn địa phương 873 tỷ đồng với 8 chương trình tín dụng chính sách.
Ảnh minh họa |
Giám đốc Chung cho hay, tại Đà Nẵng, các cấp chính quyền từ thành phố đến cơ sở đều rất quan tâm đến công tác tín dụng chính sách, xã hội. Hiện 7/7 quận, huyện của TP. Đà Nẵng có vốn ủy thác từ ngân sách địa phương. Cụ thể, quận Hải Châu ủy thác 14,5 tỷ đồng, quận Thanh Khê 9,1 tỷ đồng, quận Ngũ Hành Sơn 8,2 tỷ đồng, quận Sơn Trà 7 tỷ đồng, huyện Hòa Vang 4 tỷ đồng, quận Liên Chiểu 3,2 tỷ đồng, quận Cẩm Lệ 2,1 tỷ đồng.
Năm 2019, số tiền ủy thác từ thành phố 245,6 tỷ đồng và các quận, huyện 18,1 tỷ đồng. Trong đó, quận Hải Châu có số vốn ủy thác sang NHCSXH cao nhất 5 tỷ đồng, quận Sơn Trà 4 tỷ đồng, quận Ngũ Hành Sơn 3,5 tỷ đồng, Thanh Khê 3 tỷ đồng, quận Liên Chiểu 1,1 tỷ đồng, huyện Hòa Vang 1 tỷ đồng và quận Cẩm Lệ 500 triệu đồng.
Từ các nguồn vốn của Trung ương và ủy thác của địa phương, NHCSXH TP. Đà Nẵng triển khai thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách từ nguồn vốn Trung ương, với dư nợ 1.525 tỷ đồng; 8 chương trình tín dụng chính sách từ nguồn vốn địa phương, với dư nợ 873 tỷ đồng.
Ông Trần Văn Miên, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định, tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là công cụ kinh tế hữu hiệu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững, phát triển thành phố theo hướng “4 an” tại TP. Đà Nẵng. Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư đến 100% xã, phường. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi giúp các đối tượng thụ hưởng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả; nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, vốn chính sách kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm và trang trải các chi phí thiết yếu của cuộc sống, từ đó, góp phần ngăn chặn tình trạng vay nặng lãi, tín dụng đen.