Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đã có 57 TCTD đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội khi cho vay

Quỳnh Trang - ảnh: Hoàng Giáp
Quỳnh Trang - ảnh: Hoàng Giáp  - 
Trao đổi tại Tọa đàm với chủ đề: “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI”do Thời báo Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức sáng nay (21/5), ông Trần Anh Quý - Trưởng phòng Tín dụng chính sách, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, đến 31/3/2025 có 57 TCTD đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội với dư nợ hơn 3,62 triệu tỷ đồng.
aa
Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng là nhiệm vụ cấp bách TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng bất động sản tăng BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

Theo ông Quý, báo cáo phát triển bền vững (SDGs) có vai trò vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng trong bối cảnh hiện nay và là xu hướng phát triển tất yếu, chủ đạo của ngành Ngân hàng. Trong năm 2024, số Báo cáo SDGs được công bố tăng kỷ lục là 33 tổ chức, trong đó, có thêm 06 ngân hàng vừa công bố Báo cáo SDGs.

Thực tế, đã có nhiều quy định về lập báo cáo phát triển bền vững như Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và Thông tư số 116/2020/TT-BTC hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.

Đã có 57 TCTD đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội khi cho vay

Về phía NHNN cũng có nhiều chính sách khuyến khích Báo cáo SDGs. Đơn cử như Quyết định số 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong đó có giao mục tiêu ngành Ngân hàng đóng góp tích cực cho phát triển bền vững. Quyết định số 731/QĐ-NHNN đặt mục tiêu góp phần tích cực thực hiện SDGs quốc gia khác; nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngành với giải pháp đó là chủ động và tích cực tham gia, tăng cường vị thế của Việt Nam; TCTD lồng ghép vào chiến lược, chương trình, kế hoạch kinh doanh, quy trình nghiệp vụ.

Hay Quyết định 1408/QĐ-NHNN năm 2023 Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành. Trong đó, khuyến khích các tổ chức tín dụng xây dựng và công bố Báo cáo phát triển bền vững, công bố các cam kết “xanh” của tổ chức mình. Quyết định 1604/QĐ-NHNN năm 2018 về phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam; Quyết định 1663/QĐ-NHNN ngày 6/8/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ban hành năm 2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam đặt mục tiêu tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Giải pháp được đưa ra đó là đào tạo, tuyên truyền; tổ chức các diễn đàn, hội thảo về chủ đề phát triển bền vững; bổ sung trong báo cáo thường niên.

Bên cạnh ban hành mục tiêu, chiến lược, NHNN cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ, khuyến khích thực hành và báo cáo SDGs như tổ chức nhiều toạ đàm, sự kiện về chủ đề này. Ban hành sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với một số ngành sản xuất và kinh doanh.

Nhờ đó, đến nay cả hệ thống có 13-15 TCTD đã công bố Báo cáo SDGs; riêng năm 2024 có thêm 06 TCTD công bố. Đến 31/3/2025 có 58 TCTD phát sinh dư nợ xanh, đạt trên 704.200 tỷ đồng, tăng 3,57% so với cuối năm 2024, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (37%) và nông nghiệp xanh (29%). Giai đoạn 2017-2024, dư nợ cấp tín dụng xanh bình quân đạt gần 21,2%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Đến 31/3/2025 có 57 TCTD đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội với dư nợ hơn 3,62 triệu tỷ đồng.

Tuy nhiên các TCTD cũng gặp khó khăn khi thực hành báo cáo phát triển bền vững. Đơn cử như chi phí đầu tư, thuê tư vấn xây dựng báo cáo còn cao. Lực lượng cán bộ có trình độ cao, chuyên sâu còn hạn chế. Ngoài ra, thiếu khung pháp lý để xây dựng danh mục đầu tư xanh, phát triển bền vững của các NHTM.

Để hoá giải các khó khăn nêu trên, cần triển khai một số giải pháp như: Danh mục phân loại xanh quốc gia (Danh mục tiêu chí xác định dự án xanh) cần được sớm ban hành;Tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, tiếp cận, tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ nguồn vốn phù hợp. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, đào tạo; Nâng cao chất lượng tư vấn, xây dựng Báo cáo phát triển bền vững cho doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

Về phía các TCTD cũng cần chủ động nghiên cứu, tìm kiếm tư vấn xây dựng khuôn khổ quản trị hướng tới phát triển bền vững; bố trí nguồn lực để đầu tư cho thực hành ESG, công bố Báo cáo phát triển bền vững.

Quỳnh Trang - ảnh: Hoàng Giáp

Tin liên quan

Tin khác

Dòng vốn ngân hàng tiếp sức tam nông ở Khánh Hòa

Dòng vốn ngân hàng tiếp sức tam nông ở Khánh Hòa

Không chỉ là những con số tín dụng, dòng vốn tam nông của Agribank Khánh Hòa đã len lỏi vào từng xóm nhỏ, lan tỏa rộng khắp ở xứ sở Trầm Hương. Nhờ sự tiếp sức kịp thời từ ngân hàng, hàng nghìn hộ dân nơi đây đã viết nên câu chuyện đổi đời ngay trên mảnh đất quê hương…
HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

HDBank ký kết hạn mức tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

Tiếp tục dẫn dắt xu hướng tài chính xanh và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 2.000 tỷ đồng với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) - nhà sản xuất điện hàng đầu thuộc Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng tổng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng, theo Quyết định số 1195/QĐ-QLGS6 ngày 5/6/2025. Đây là bước tiến quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để LOTTE Finance mở rộng và phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh trong năm 2025.
HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Tăng cường dòng vốn rẻ hỗ trợ nền kinh tế

Hiện các ngân hàng đang tích cực tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Theo đánh giá của các chuyên gia, lãi suất thấp không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư mới, qua đó lan tỏa hiệu ứng tích cực tới nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm khởi sắc đạt 6,52%

Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 5/2025, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,52%, cao hơn đáng kể so với mức 2,41% cùng kỳ năm 2024. Dòng vốn tín dụng mở rộng nhanh đã góp phần tích cực vào tổng đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Niềm tin thắp sáng từ Bảo hiểm Agribank

Với chị Kiều, và cả gia đình, số tiền từ Bảo hiểm Agribank không chỉ là một khoản tiền đền bù mà là một tia sáng, một sự sẻ chia đúng lúc, mang theo niềm tin về những giá trị của bảo hiểm trong cuộc sống.
Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Tháo điểm nghẽn tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Chiều 5/6, tại Khách sạn Central, TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 7 tổ chức Hội nghị khơi thông nguồn vốn ngân hàng - doanh nghiệp, nhằm tìm giải pháp gỡ khó cho dòng vốn tín dụng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

Tín dụng ưu đãi cho người trẻ an cư, lạc nghiệp

“An cư lạc nghiệp” là câu thành ngữ quen thuộc phản ánh quan niệm và triết lý sống bền vững của người Việt, đặc biệt với giới trẻ trong độ tuổi xây dựng tương lai. Việc sở hữu một tổ ấm ổn định chính là nền tảng vững chắc để an tâm phát triển sự nghiệp. Thấu hiểu được điều này, các ngân hàng đang rốt ráo triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho vay mua nhà, trong đó có chương trình tín dụng dành riêng cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội.
Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy giảm nghèo bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội (KTXH) tiếp tục phục hồi và phát triển sau đại dịch, việc nâng cao hiệu quả các chính sách an sinh, đặc biệt là tín dụng chính sách xã hội (CSXH), đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của nhiều địa phương.