Chỉ số kinh tế:
Ngày 18/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.994 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đằng sau 1 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới

Đoàn Huy
Đoàn Huy  - 
Các nội dung của Nghị định 08 sửa đổi Nghị định 65 và Nghị định 153 đều mang tính chất tạm thời. Bản thân các tổ chức phát hành cần tận dụng quãng thời gian này để củng cố hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng tài chính, minh bạch, chất lượng trái phiếu doanh nghiệp.
aa
dang sau 1 ty usd trai phieu doanh nghiep phat hanh moi Cốt lõi của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay là niềm tin
dang sau 1 ty usd trai phieu doanh nghiep phat hanh moi Cần nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
dang sau 1 ty usd trai phieu doanh nghiep phat hanh moi NHNN đã có quy định về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các TCTD

Lường trước rủi ro khi thị trường “nóng” trở lại

Sau quãng thời gian dài “đóng băng”, thị trường trái phiếu DN (TPDN) đã sôi động trở lại. Thống kê từ ngày 6/3 - 17/3, các tổ chức phát hành đã huy động tổng cộng 25.825 tỷ đồng (gần 1,1 tỷ USD), nâng giá trị trái phiếu phát hành từ đầu năm đến nay lên hơn 27.935 tỷ đồng.

Theo đó, ngày 10/3, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nam An là đơn vị đầu tiên thông báo huy động thành công 4.700 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 18 tháng, lãi suất 13%/năm, đây là loại lãi suất kết hợp (kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi). Cùng ngày, Công ty TNHH Kinh doanh BĐS Dream City Villas phát hành thành công 2.300 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 60 tháng lãi suất kết hợp giữa mức cố định 6% và thả nổi.

dang sau 1 ty usd trai phieu doanh nghiep phat hanh moi
Nghị định 08 vừa ra đời đã lập tức hâm nóng thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Những ngày sau, liên tục 4 tổ chức phát hành thông báo huy động thành công trái phiếu gồm: Công ty TNHH Kinh doanh nội thất Luxury Living (4.800 tỷ đồng - lãi suất cố định 9% kết hợp thả nổi), CTCP Đầu tư Kinh doanh và Phát triển đô thị Ngôi sao Phương Nam (4.695 tỷ đồng - lãi suất cố định 13% kết hợp thả nổi) và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Hưng Yên (7.200 tỷ đồng trái phiếu) và CTCP Tập đoàn Masan (2.000 tỷ đồng).

Việc các DN huy động thành công gần 1,1 tỷ USD trái phiếu chỉ tính riêng trong hai tuần của tháng 3/2023 (gấp hơn 7 lần so với tháng 3/2022) được coi là tín hiệu rất tích cực. Giới chuyên gia nhìn nhận Nghị định 08/2023/NĐ-CP mặc dù vừa có hiệu lực từ đầu tháng 3 đã hâm nóng” thị trường, làm tăng tỷ lệ phát hành TPDN thành công thông qua việc hoãn thực thi một số điều khoản. Không phủ nhận các chuyển động vừa qua trên thị trường TPDN cho thấy tín hiệu đáng mừng, song các chuyên gia đã phát đi cảnh báo: không loại trừ khả năng một số lô trái phiếu kể trên được phát hành nhằm mục đích đảo nợ, kéo dài thời hạn trả nợ.

Điểm nổi bật nhất của Nghị định 08/2023/NĐ-CP là gia hạn các quy định xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp, thời gian phân phối trái phiếu và yêu cầu xếp hạng tín nhiệm đến hết năm 2023. Việc nới lỏng điều kiện với các tổ chức phát hành rõ ràng đã tạo cơ hội để họ có thể trì hoãn các vấn đề liên quan tới minh bạch thông tin khoản vay hay “sức khoẻ” của DN trong bối cảnh hiện tại. Ở góc độ này, quy định trên có thể nói là hỗ trợ rất tích cực với nhóm BĐS khi 5/6 tổ chức phát hành trong thời gian qua thuộc nhóm này.

Tuy nhiên ông Dương Hồng Hà, Phó trưởng Ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia lưu ý, trong quá trình triển khai Nghị định 08 vẫn cần dự báo trước những khó khăn và các vấn đề phát sinh trong kịch bản xấu. Bởi lẽ bất cứ thị trường nào cũng đều có tỷ lệ rủi ro nhất định.

Cần hành trang chuyên nghiệp cho tương lai

Hiện tại thanh khoản thị trường TPDN, trong đó nhóm BĐS chưa hết tắc nghẽn, áp lực đáo hạn lớn. Chưa kể, tâm lý của nhà đầu tư đang bị ảnh hưởng nặng nề sau các vụ khởi tố lãnh đạo cấp cao tại tập đoàn lớn. Rõ ràng việc có thể phát hành TPDN đã giúp nhóm BĐS nói riêng và các tổ chức phát hành nói chung duy trì dòng tiền, thanh khoản, kinh doanh ổn định năm 2023 và tránh được sự đổ vỡ.

Song cũng cần lưu ý các nội dung của Nghị định 08 sửa đổi Nghị định 65 và Nghị định 153 đều mang tính chất tạm thời. Bản thân các tổ chức phát hành cần tận dụng quãng thời gian này để củng cố hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng tài chính, minh bạch, chất lượng TPDN.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam nhìn nhận, các cơ quan quản lý của Việt Nam vẫn kiên định hướng tới thị trường trái phiếu chuyên nghiệp và lành mạnh. “DN nào cũng có quyền phát hành trái phiếu nhưng phải hướng tới minh bạch, còn lại để thị trường tự đánh giá”, ông Quỳnh nhấn mạnh. Do đó, ông Quỳnh cho rằng trong ngắn hạn cần tập trung tái cấu trúc các lớp tài sản để xử lý các khoản nợ nếu DN đàm phán được, có cơ hội phục hồi hoạt động. Thậm chí để tạo niềm tin cho nhà đầu tư, đẩy mạnh sự minh bạch, chuyên nghiệp, không nên hoãn áp dụng quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc cho hoạt động phát hành riêng lẻ.

Bàn về chất lượng TPDN, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng cho rằng, những chuyển động vừa qua chỉ le lói tín hiệu tươi sáng. Bởi niềm tin của nhà đầu tư nhỏ lẻ, thậm chí là cả các tổ chức đều đang rất yếu. Trước mắt thanh khoản trên thị trường BĐS phải dần cải thiện, thì hiệu ứng tốt mới tiếp tục lan toả mạnh mẽ sang các thị trường khác như TPDN. Ngoài ra, nền nhiệt lãi suất thế giới cũng là một yếu tố quyết định tới sự phục hồi của các thị trường tài chính toàn cầu trong đó có Việt Nam.

FED vừa tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, điều này không quá đáng lo ngại và không ảnh hưởng lớn đến các tài sản chứng khoán như: Cổ phiếu, trái phiếu tại Việt Nam. Bởi quyết định lần này của FED đã bớt “diều hâu” hơn so với dự báo.

Bên cạnh đó vấn đề của các tài sản chứng khoán hiện tại ở Việt Nam là niềm tin và thanh khoản. Có thể thấy, dù FED tăng lãi suất, song họ vẫn bơm thanh khoản ra ngoài thị trường sau những cú đổ vỡ của Silicon Valley Bank (SVB), Silvergate Bank, Signature Bank (SB), Credit Suisse… Những hành động này đang giúp củng cố niềm tin vững chắc trở lại đối với thị trường tài chính toàn cầu.

Ông Nguyễn Thế Minh dự báo hai kịch bản về xu hướng điều hành của FED, nếu không có sự kiện biến động mạnh, FED sẽ dừng tăng lãi suất vào thời điểm quý II/2023 hoặc tăng lãi suất lên tới 5,5% sẽ dừng lại. Dù kịch bản nào xảy ra, chính sách tiền tệ cũng sẽ đỡ căng thẳng hơn, thị trường vốn toàn cầu và Việt Nam sẽ ổn định hơn từ sau quý II.

Ở trong nước thị trường TPDN có thể phải chờ đợi qua thời điểm đáo hạn các lô trái phiếu trong quý II tới đây. Nhưng giới chuyên gia đều nhìn nhận triển vọng rất sáng nhờ vào sự hồi phục của kinh tế vĩ mô và hàng loạt các thay đổi chính sách đã được Chính phủ đưa ra nhằm hỗ trợ thị trường BĐS.

Đoàn Huy

Tin liên quan

Tin khác

Lực bán chiếm ưu thế, VN-Index hụt hơi tại vùng đỉnh 1.350 điểm

Lực bán chiếm ưu thế, VN-Index hụt hơi tại vùng đỉnh 1.350 điểm

Phiên giao dịch ngày 18/6 tiếp tục phản ánh tâm lý do dự và thận trọng của giới đầu tư khi VN-Index một lần nữa tiến sát vùng đỉnh cũ quanh mốc 1.353 điểm nhưng không thể bứt phá thành công. Diễn biến thị trường cho thấy áp lực bán chốt lời vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt trong phiên chiều, khiến chỉ số kết phiên giảm nhẹ và đứng sát mốc 1.345 điểm.
Dòng tiền dồi dào nhưng vì sao VN-Index vẫn chưa bứt phá?

Dòng tiền dồi dào nhưng vì sao VN-Index vẫn chưa bứt phá?

Dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây đạt gần 1 tỷ USD mỗi phiên, cho thấy phản ánh thanh khoản đã được cải thiện đáng kể so với đầu năm 2025. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Vậy những yếu tố nào đang kìm hãm đà tăng và nhà đầu tư nên hành động ra sao?
Cổ phiếu ACB có đạt mục tiêu giá lên đến 24.800 đồng?

Cổ phiếu ACB có đạt mục tiêu giá lên đến 24.800 đồng?

Trong bối cảnh nhóm ngân hàng đã bước vào giai đoạn định giá lại sau báo cáo tài chính quý I, Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB) nổi lên như lựa chọn phòng thủ khi kết hợp được chất lượng tài sản bền vững với cơ hội tăng trưởng lợi nhuận trở lại trong quý II/2025. Báo cáo mới nhất của RongViet Securities (VDSC) khuyến nghị mua ACB với vùng mục tiêu 23.000 - 24.800 đồng, tương ứng mức sinh lời kỳ vọng 15,9 -17,5% so với giá đóng cửa 21.200 đồng ngày 17/6/2025. Yếu tố nào khiến họ tin vậy?
VN-Index tiến sát mốc 1.350 điểm

VN-Index tiến sát mốc 1.350 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/6 khép lại với sắc xanh lan tỏa, VN-Index tăng 9,58 điểm lên 1.347,69 điểm, tương ứng +0,72%. Dù thanh khoản tiếp tục suy yếu, thị trường vẫn thể hiện sự lạc quan nhờ lực đẩy từ các cổ phiếu vốn hóa lớn và hoạt động mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại. Tuy nhiên, sự dè dặt của dòng tiền và những biến động cục bộ ở nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ cũng cho thấy tâm lý thị trường chưa thực sự vững chắc.
S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

Phố Wall mở màn tuần mới 16/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 17/6 giờ Việt Nam) trong sắc xanh đồng thuận. Chỉ số S&P 500 nhích 0,94% lên 6.033,11 điểm, Dow Jones cộng 0,75% đạt 42.515,09 điểm, trong khi Nasdaq Composite bứt 1,52% lên kỷ lục 19.701,21 điểm.
Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong đêm Chủ nhật, trong bối cảnh các vụ tấn công tên lửa qua lại giữa Israel và Iran suốt cuối tuần đã gây chấn động các thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi đó, giá dầu tiếp tục tăng, nối dài đà bứt phá của tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2025.
Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khép lại trong trạng thái “hít thở” quanh vùng hỗ trợ 1.300 - 1.325 điểm. VN-Index mất 1,08% so với cuối tuần trước, đóng cửa tại 1.315,49 điểm; HNX-Index lùi 1,66% còn 224,82 điểm, phản ánh không khí điều chỉnh, tích lũy chiếm ưu thế suốt năm phiên vừa qua. Khối lượng khớp lệnh trên HoSE vẫn duy trì quanh 27.000 tỷ đồng/phiên, cho thấy dòng tiền chưa rời bỏ thị trường mà chủ yếu dịch chuyển giữa các “pocket” cơ hội.
Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch từ 16/6 đến 20/6 hứa hẹn sôi động hơn thường lệ khi loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đồng loạt “ấn nút” chốt quyền nhận cổ tức. Điều này không chỉ mở ra cơ hội thu nhập thụ động cho nhà đầu tư mà còn giúp các chuyên gia dự báo một “dòng tiền phòng thủ” sẽ quay trở lại những mã trả cổ tức cao, trong bối cảnh VN-Index đang cần điểm tựa mới sau giai đoạn tăng nóng hồi đầu tháng 6.
Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Trong khi phần lớn chứng khoán Phố Wall nhuộm đỏ phiên 13/6 (giờ Mỹ, rạng sáng 14/6 giờ Việt Nam) vì nỗi lo Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chưa sớm nới lỏng chính sách, nhóm năng lượng lại bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng hiếm hoi trên bảng điện tử. Đà lao dốc của công nghệ và thanh toán đã kéo cả ba chỉ số chính lùi sâu, nhưng diễn biến giá dầu tăng vọt và kỳ vọng hưởng lợi từ căng thẳng Trung Đông giúp cổ phiếu dầu khí, nhiên liệu sinh học “ngược dòng” ngoạn mục.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.