Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Doanh nghiệp đối diện nhiều thách thức mới, Thủ tướng chỉ đạo “nóng”

Thái Hoàng
Thái Hoàng  - 
Xu hướng chi phí không chính thức có dấu hiệu quay trở lại; tính năng động của chính quyền địa phương suy giảm; khó khăn về tiếp cận đất đai gia tăng; doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi, nhưng quy mô sản xuất kinh doanh vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch COVID-19 và tiếp tục đối diện với nhiều thách thức mới. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
aa

PCI 2024: Doanh nghiệp trả chi phí không chính thức vẫn ở mức cao

Cải cách doanh nghiệp: Vấn đề cấp bách trên toàn cầu
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Công điện nêu rõ: Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự tiếp tục được duy trì ở mức cao; minh bạch thông tin được nâng cao; thủ tục gia nhập thị trường thuận lợi hơn; chất lượng lao động có chuyển biến tích cực; tỷ lệ doanh nghiệp dự định mở rộng sản xuất, kinh doanh trong hai năm tới tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp đã lạc quan trở lại; tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư xanh tăng lên, cam kết tăng trưởng xanh của Việt Nam đang mang lại những kết quả rõ rệt....

Tuy nhiên, PCI 2024 cũng cho thấy xu hướng chi phí không chính thức có dấu hiệu quay trở lại; tính năng động của chính quyền địa phương suy giảm; khó khăn về tiếp cận đất đai gia tăng; doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi, nhưng quy mô sản xuất kinh doanh vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch Covid-19 và tiếp tục đối diện với nhiều thách thức mới, đặc biệt là biến động kinh tế toàn cầu ngay từ đầu năm 2025.

Để tiếp tục chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10 tháng 10 năm 2023, Nghị quyết số 68/NQ-TW ngày 04 tháng 5 năm 2025 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao nghiên cứu các kết quả về môi trường kinh doanh và cải thiện chất lượng quản trị môi trường tại Báo cáo Chỉ số PCI 2024 để tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế.

Qua đó, chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, giải quyết dứt điểm các phản ánh, kiến nghị nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng điều hành, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp, hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về tinh thần, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp; phê bình, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Mặt khác, rà soát, thiết lập, duy trì đường dây nóng một cách thực chất, hiệu quả để tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ. Chỉ đạo tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Công điện nhấn mạnh, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, thúc đẩy đối thoại công - tư và cải thiện hiệu quả thực thi chính sách để đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên và hai con số trong những năm tiếp theo như chỉ đạo của Đảng, Chính phủ.

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2025 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, bảo đảm đạt và vượt các mục tiêu Chính phủ đề ra.

Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa hơn nữa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung vào lĩnh vực như: thuế, hải quan, xây dựng, môi trường, tiếp cận điện năng,…; triển khai có hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

Ngoài ra, triển khai các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, kết nối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để hình thành chuỗi cung ứng nội địa bền vững.

Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt tập trung vào các vị trí kỹ thuật chuyên môn và quản lý giám sát thông qua hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề và chương trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp.

Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cũng như trách nhiệm của cơ quan nhà nước chuyển từ nền hành chính công vụ, quản lý là chủ yếu sang phục vụ và kiến tạo phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ động, tận tụy giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tuyên truyền để các doanh nghiệp không thao túng, trục lợi chính sách, lợi dụng, làm tha hóa cán bộ, công chức, đồng thời kiên quyết từ chối trả chi phí không chính thức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan hành chính nhà nước...

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với VCCI và các bộ, cơ quan liên quan đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025...

Chi phí không chính thức đo lường mức chi phí ngoài quy định mà doanh nghiệp phải trả cũng như những trở ngại do những chi phí này gây nên đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Báo cáo PCI 2024, chi phí không chính thức có dấu hiệu quay trở lại. Năm 2024, gần 37% doanh nghiệp trả chi phí không chính thức, tăng nhẹ so với 33% năm 2023. Tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra lên đến 28% (so với 16% năm trước). Tỷ lệ này khi thực hiện thủ tục kinh doanh có điều kiện lên gần 55% (cao hơn nhiều so với 2023); về thủ tục đất đai là khoảng 50% (so với gần 38% năm 2023).

Tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức trong đấu thầu công ở địa phương cũng nhích từ 27,6% năm 2023 lên 28,6% năm 2024.

Tuy nhiên, báo cáo cũng ghi nhận điểm tích cực: chỉ 2,3% doanh nghiệp cho biết chi phí không chính thức chiếm trên 10% doanh thu – tiếp nối xu hướng giảm dần đều từ 2010. So với mức gần 13% năm 2006 (năm khảo sát đầu tiên), gánh nặng chi phí không chính thức đã giảm rất mạnh. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có tranh chấp nhưng không khởi kiện do lo ngại tình trạng “chạy án” cũng giảm rõ rệt từ 53% năm 2023 xuống còn 44% năm 2024.

Thái Hoàng

Tin liên quan

Tin khác

“Lên công ty” và “thay thuế khoán”, hộ kinh doanh cần nắm rõ để hưởng ưu đãi

“Lên công ty” và “thay thuế khoán”, hộ kinh doanh cần nắm rõ để hưởng ưu đãi

Nếu có ý định “lên công ty” thì thời điểm này là thời điểm rất nhiều thuận lợi, được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và tận dụng các chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi số, tư vấn quản lý và đặc biệt là rất nhiều các phần mềm quản lý bán hàng đang miễn phí cho các hộ kinh doanh lên doanh nghiệp…
Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce

Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce

Vietjet và Rolls-Royce vừa chính thức ký kết đặt hàng thêm 40 động cơ Trent 7000 để vận hành 20 máy bay thân rộng Airbus A330neo. Đơn hàng lần này nối tiếp hợp đồng ký tại Triển lãm Hàng không Singapore 2024, nâng tổng số động cơ Trent 7000 mà Vietjet đã đặt lên con số 80. Đơn đặt hàng được Airbus công bố vào tháng 5 vừa qua.
Thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng ‘thần tốc’

Thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng ‘thần tốc’

Ngày 17/6/2025, báo cáo thường niên Thị Trường Trung Tâm Dữ Liệu Toàn Cầu 2025 của Cushman & Wakefield (NYSE: CWK) ghi nhận sự bùng nổ của Điện toán Đám mây và Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã thúc đẩy thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng ‘thần tốc’. Năm nay, báo cáo tiếp tục phân tích dữ liệu từ 97 thành phố, khẳng định các tiêu chí then chốt để nhà đầu tư rót vốn chủ yếu nhắm đến nguồn điện, quỹ đất và cơ sở hạ tầng.
Mastercard cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình xây dựng xã hội không tiền mặt

Mastercard cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình xây dựng xã hội không tiền mặt

Tại Hội thảo “Ngày không tiền mặt 2025” mới đây, Mastercard đã chia sẻ bức tranh toàn cảnh về sự chuyển mình mạnh mẽ của thanh toán số tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu hàng loạt sáng kiến mới góp phần thúc đẩy hành vi chi tiêu không tiền mặt, hiện đại và an toàn hơn.
Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025

Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025

Ngày 17/6, Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500), đánh dấu năm thứ hai liên tiếp Fortune công bố danh sách thường niên này.
Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới, thị trường tài sản mã hóa đang phát triển mạnh, trong khi nhu cầu sở hữu tài sản mã hoá tại Việt Nam cũng rất lớn. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh và có thể trở thành kênh thu hút đầu tư cần có hành lang pháp lý minh bạch và tầm nhìn dài hạn. Xung quanh vấn đề này, Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Huy Vũ, CEO/Co-founder Kyber Network.
Ngành dược phẩm Việt Nam được dự báo sẽ đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2026

Ngành dược phẩm Việt Nam được dự báo sẽ đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2026

Việt Nam, với dân số vượt 100 triệu người và chi tiêu y tế tăng gấp 8,7 lần trong 30 năm qua, đang trở thành thị trường đầy tiềm năng cho ngành dược phẩm và thiết bị y tế. Ngành dược phẩm Việt Nam dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2026, vươn lên vị trí thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
Bảo hiểm nhân thọ trong cuộc đua tìm khách hàng

Bảo hiểm nhân thọ trong cuộc đua tìm khách hàng

Kết thúc năm 2024, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam giảm 5,7%, chỉ đạt khoảng 148.000 tỷ đồng. Các dự báo cho năm nay hầu hết đều nhận định rằng chỉ tiêu này có thể sẽ tiếp tục sụt giảm khoảng 1,3% khiến tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2025 chỉ còn 146.100 tỷ đồng.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới.
Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tăng cao

Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tăng cao

Ngày 16/6, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 8 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình.