Doanh thu kỷ lục từ bán hàng nông sản
Đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng nông sản Đăk Lăk: Phát huy thế mạnh hàng nông sản |
Bùng nổ hợp tác bán hàng livestream
Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam cho biết, trước khi phối hợp với HDBank, Agritrade và TikTok đã thử nghiệm dự án bán hàng nông sản qua kênh livestream và thu được kết quả vô cùng ấn tượng. Theo đó, chỉ sau 6 tháng triển khai (từ tháng 2/2023) doanh thu các buổi bán hàng qua kênh livestream đã đạt con số 100 tỷ đồng.
Doanh thu từ các video bán hàng nông sản qua mạng xã hội đạt hàng trăm tỷ đồng trong các tháng vừa qua |
“Đây là một con số rất lớn đối với hoạt động thương mại nông sản thông qua nền tảng mạng xã hội”, ông Thanh nhấn mạnh.
Ở quy mô cả nước, Bộ NN&PTNT thời gian qua đã phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ vận hành nền tảng “Mạng nhà nông” - một cổng thông tin tích hợp công cụ giúp các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp và nông dân không những mua bán hàng hóa mà có thể tính toán dự báo sản lượng, chi phí giá cả và kết nối vay vốn tín dụng.
Ở cấp độ vùng và từng địa phương, theo quan sát, hiện nay hầu như tất cả các tỉnh, thành phố đều đã đầu tư các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đưa các mặt hàng nông sản lên buôn bán tại các sàn TMĐT như: Shopee, Voso, Tiki, Lazada, VNPost… Nhiều địa phương (chẳng hạn như Đồng Nai, Đồng Tháp), hiện đã ban hành những chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình TMĐT đối với hàng nông sản với mức từ 15-200 tỷ đồng cho mỗi đề án, dự án tạo dựng hạ tầng thương mại số.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay doanh số bán hàng qua các kênh TMĐT tăng lên rất nhanh chóng. Chỉ trong vòng 1 năm (từ tháng 6/2022-6/2023) đã có khoảng 49.000 sản phẩm nông sản được bán ra qua các sàn TMĐT, giá trị đạt khoảng 4,6 tỷ đồng. Trang Postmart.vn mặc dù mới chỉ vận hành từ cuối 2022 nhưng đến hết tháng 6/2023 doanh số đã đạt khoảng 3,21 tỷ đồng nhờ việc triển khai đồng bộ tại tất cả các địa phương trên cả nước.
Tiềm năng xuất khẩu online rất lớn
Theo Bộ Công Thương, dự báo trong 5 năm tới (từ 2024-2028), nhu cầu trái cây Việt Nam tại các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc sẽ tăng 1-2%, riêng cà phê có thể tăng 4,8%. Vì thế, nếu các địa phương thúc đẩy các hoạt động TMĐT xuyên biên giới thì tiềm năng xuất khẩu trực tuyến các mặt hàng nông sản của Việt Nam là rất lớn.
Thực tế, theo ghi nhận của Analysys, hiện nay đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trên sàn TMĐT Alibaba.com. Trong số này, gần 40% liên quan đến ngành nông sản. Từ tháng 10/2021 đến đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng nhu cầu cho nhóm hàng này gấp 3 lần tốc độ tăng nguồn cung với lượng người mua tăng 50% hàng năm. Điều này cũng chứng minh cơ hội xuất khẩu trực tuyến các mặt hàng nông nghiệp và thực phẩm là khá sáng sủa.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Agritrade, hiện nay Bộ NN&PTNT đã hợp tác với Tập đoàn Sunwah (Hongkong - Trung Quốc) để xây dựng gian hàng TMĐT cho các sản phẩm OCOP của Việt Nam nhằm bán hàng tại các sàn TMĐT nội địa hàng đầu của Trung Quốc.
Cũng liên quan đến thị trường này, ông Nguyễn Duy Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc Vinanutrifood cho hay, từ tháng 4/2023, doanh nghiệp đã xây dựng dự án ngôi nhà “Vietnam House” tại Trung Quốc.
Dự án này xuất phát từ đề án “China ASEAN TMĐT xuyên biên giới” đang được Trung Quốc triển khai, thông qua việc xây dựng các tòa nhà ASEAN House ở 20 tỉnh, thành tại Trung Quốc. Mỗi tòa nhà được trang bị khoảng 500 phòng livestream chịu trách nhiệm phân phối và bán sản phẩm của các quốc gia ASEAN. Riêng Vietnam House được xây dựng tại cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị (Lạng Sơn) sẽ hoạt động như một trạm kết nối. Từ trạm này, Vinanutrifood sẽ trưng bày, kết nối các sản phẩm đặc sản vùng miền ở 63 tỉnh thành của Việt Nam với khách hàng Trung Quốc và ASEAN, đồng thời phối hợp với các nhà cung cấp đàm phán, chốt các đơn hàng xuất khẩu qua các nền