Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đồng hành cùng hành trình phát triển của VAMC

Bằng kinh nghiệm và bản lĩnh vững vàng, VAMC đã từng bước khắc phục khó khăn, đẩy mạnh triển khai các hoạt động trọng tâm và đến nay, các kết quả đạt được của VAMC đã phần nào cho thấy hiệu quả của những nỗ lực đó.
aa
Sàn giao dịch nợ VAMC chính thức đi vào hoạt động Phát triển VAMC trở thành trung tâm xử lý nợ xấu của các TCTD Hóa giải áp lực nợ xấu

Hành trình khai phá

Giai đoạn 2008-2012, bối cảnh nền kinh tế suy thoái toàn cầu, cùng với những yếu kém nội tại tích tụ qua nhiều năm khiến tăng trưởng kinh tế suy giảm, xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn, tỷ lệ lạm phát cao. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc trả nợ vay ngân hàng bị chậm trễ. Mặc dù các tổ chức tín dụng (TCTD) đã nỗ lực tự xử lý nợ xấu dưới mọi hình thức, song nợ xấu vẫn tăng lên nhanh chóng trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 khiến việc lưu thông nguồn vốn gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thấy rằng, cần phải có một công cụ đặc biệt hữu hiệu để xử lý nợ nhanh, đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD về mức an toàn, khơi thông dòng tín dụng cho nền kinh tế, bảo đảm an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2023 của VAMC
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2023 của VAMC

Đầu năm 2013, trên cương vị Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - NHNN, theo sự phân công của Thống đốc NHNN, Đoàn công tác do tôi dẫn đầu và các cán bộ trong Ban trù bị thành lập VAMC đã sang Malaysia học hỏi kinh nghiệm mô hình Công ty xử lý nợ xấu Danaharta - một trong những mô hình được đánh giá là thành công nhất thời bấy giờ. Từ những mơ hồ ban đầu, nhờ được tận mắt chứng kiến cách thức xử lý nợ xấu của nước bạn, tôi cùng các đồng nghiệp đã hình dung rõ hơn việc triển khai áp dụng cho mô hình xử lý nợ xấu hạn chế dùng tiền ngân sách đặc thù của Việt Nam. Chúng tôi khi đó có niềm tin mãnh liệt rằng, trong hoàn cảnh rối ren thời bấy giờ, VAMC ra đời như ánh sáng cuối đường hầm, sẽ giúp giải toả cục máu đông cho nền kinh tế và giúp các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Đồng hành tiếp bước

Năm 2015, trên cương vị Phó Thống đốc NHNN, tôi được giao theo dõi, chỉ đạo hoạt động của VAMC. Tại thời điểm đó, điều khiến tôi vui mừng là sau gần 2 năm đi vào hoạt động, hoạt động mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) tại VAMC đã dần đi vào ổn định và ít nhiều mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả cho các TCTD. Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn vì hoạt động của VAMC mới chỉ là những bước chân chập chững đầu tiên trên chặng đường dài xử lý nợ xấu, khó khăn thách thức vẫn còn nhiều và thực sự lúc đó, tôi rất trăn trở về định hướng phát triển trong tương lai của VAMC.

Nhưng có một điều khiến tôi ấn tượng và có niềm tin rất lớn ở VAMC đó là tinh thần, nỗ lực cống hiến của toàn thể cán bộ nhân viên VAMC trong việc đẩy mạnh hoạt động mua nợ xấu bằng TPĐB. Có những khoảng thời gian, các cán bộ VAMC phải thường xuyên làm thêm sau giờ hành chính và cả ngày nghỉ để đảm bảo hoàn thành tiến độ công việc. Các đồng chí vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, đồng thời hoàn thiện bộ máy tổ chức, các quy trình quy chế nội bộ.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh trao quyết định và tặng hoa tại Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm Thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc VAMC
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh trao quyết định và tặng hoa tại Lễ Công bố quyết định bổ nhiệm Thành viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc VAMC

Cuối năm 2015, hoạt động mua nợ xấu bằng TPĐB của VAMC đạt kết quả nổi bật với số nợ xấu được mua đạt hơn 98 nghìn tỷ đồng giá mua, tương ứng với hơn 107 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc, tăng gấp 3,1 lần so với kết quả năm 2013 và gấp 1,29 lần so với kết quả năm 2014. Kết quả mua nợ của VAMC đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn ngành Ngân hàng về mức dưới 3% - mục tiêu mà Chính phủ, NHNN đã tin tưởng giao phó. Sau một thời gian dài nợ xấu tăng cao ở các TCTD, lần đầu tiên tỷ lệ nợ xấu đã giảm về mức an toàn theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, mở ra một thời kỳ tăng trưởng bứt phá mới cho ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Điều này đã khẳng định đóng góp không nhỏ của VAMC vào công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của mô hình hoạt động VAMC – là mô hình chưa từng có tiền lệ trên thế giới trong việc sử dụng phương pháp xử lý nợ xấu hạn chế dùng tiền ngân sách Nhà nước. Trong vai trò là đại diện NHNN quản lý VAMC thời bấy giờ, tôi vui mừng với kết quả đạt được của VAMC. Và nhận thấy định hướng đúng đắn của Đảng và Chính phủ khi quyết định thành lập VAMC để trở thành một nhân tố quan trọng trong công cuộc xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế nước nhà.

Với mong muốn phát triển VAMC trở thành định chế tài chính có vai trò trung tâm trong thị trường mua bán nợ tại Việt Nam, năm 2016, NHNN ban hành Quyết định 618/QĐ-NHNN về mua bán nợ theo giá trị thị trường của VAMC. Cùng với sự ra đời của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD vào tháng 6/2017, hoạt động của VAMC được thuận lợi hơn với kết quả mua nợ theo giá trị thị trường năm 2017 đạt hơn 3.100 tỷ đồng giá mua, tương ứng với hơn 2.900 tỷ đồng dư nợ gốc. Song song với đó, các quy định thiết thực về biện pháp xử lý nợ xấu nêu tại Nghị quyết 42/2017/QH14 đã giúp đẩy mạnh hiệu quả công tác xử lý nợ xấu tại các TCTD cũng như tại VAMC. Kết quả xử lý nợ cuối năm 2018 của VAMC đã minh chứng cho nhận định này với gần 83 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc được VAMC phối hợp với TCTD xử lý, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2017 và đạt gần 80% tổng dư nợ gốc được VAMC phối hợp với TCTD xử lý giai đoạn 2013-2017. Trên cương vị là Phó Thống đốc NHNN theo dõi, chỉ đạo VAMC, tôi đánh giá rất cao những nỗ lực không ngừng nghỉ của VAMC trong thời gian qua để đạt được kết quả mong đợi này.

Tháng 9/2020, VAMC đã vận động thành công để thành lập Câu lạc bộ Xử lý nợ trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng với thành viên là VAMC và các Công ty Quản lý tài sản của các TCTD. Từ đó đến nay, VAMC đã không ngừng tăng cường hoạt động của Câu lạc bộ, thông qua việc kết nạp thêm thành viên là Công ty mua bán nợ có yếu tố nước ngoài; tổ chức thành công nhiều hội nghị, tọa đàm về xử lý nợ xấu; tổng hợp các ý kiến của hội viên và báo cáo đề xuất các giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của các AMC đối với Quy chế tổ chức, hoạt động, quy chế tài chính... Điều này đã cho thấy quyết tâm của VAMC trong việc củng cố vị thế trung tâm trong thị trường mua bán nợ, cũng như nỗ lực của VAMC trong việc tạo dựng diễn đàn tiếng nói chung cho những chủ thể tham gia vào thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.

Nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của VAMC trong công tác xử lý nợ xấu, năm 2021, NHNN đã chấp thuận thành lập Sàn giao dịch nợ VAMC. Sự kiện khai trương hoạt động Sàn giao dịch nợ đã được Tạp chí Tài chính Tiền tệ bình chọn là một trong mười dấu ấn nổi bật của ngành Ngân hàng trong năm. Cũng từ đây, bên cạnh hoạt động mua bán xử lý nợ xấu bằng TPĐB và giá trị thị trường đã là thế mạnh, VAMC tiếp tục mở rộng hoạt động của mình với nghiệp vụ môi giới, tư vấn khoản nợ/tài sản bảo đảm... nhằm minh bạch hóa thông tin các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm, thúc đẩy thanh khoản trên thị trường, hướng tới mục tiêu đưa VAMC trở thành trung tâm cung cấp thông tin về nợ xấu của TCTD. Hoạt động của Sàn giao dịch nợ liên tục được đẩy mạnh trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả bước đầu của những nghiệp vụ mà Sàn giao dịch nợ mang lại cho các TCTD cũng như các khách hàng.

Niềm tin và kỳ vọng

Trong 10 năm qua, bên cạnh những nốt thăng mang lại nhiều kết quả tích cực, hoạt động của VAMC tương tự như các tổ chức khác cũng đã trải qua không ít trầm lắng trong giai đoạn đại dịch Covid-19 hoành hành và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế do hệ luỵ của dịch bệnh. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của VAMC, tôi khi đó cảm nhận rất rõ những áp lực lớn tác động đến Ban Lãnh đạo VAMC khi kết quả mua bán xử lý nợ chưa đạt như kỳ vọng. Mặc dù vậy, bằng kinh nghiệm và bản lĩnh vững vàng, VAMC đã từng bước khắc phục khó khăn, đẩy mạnh triển khai các hoạt động trọng tâm và đến nay, các kết quả đạt được của VAMC đã phần nào cho thấy hiệu quả của những nỗ lực đó.

Chứng kiến quá trình trưởng thành của VAMC, từ những ngày đầu mới chập chững bước chân vào con đường xử lý nợ xấu, cho đến ngày hôm nay trở thành một tổ chức có vai trò và ảnh hưởng nhất định đối với thị trường mua bán nợ Việt Nam, tôi đánh giá cao quá trình học hỏi, phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ nhân viên VAMC. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, sự phối hợp của các bộ ban ngành liên quan đã cộng hưởng thành một sức mạnh gắn kết lớn lao, giúp VAMC hoàn thành sứ mệnh được giao phó.

Dẫu cho chặng đường sắp tới có khó khăn thách thức đến đâu, tôi tin tưởng rằng, với bản lĩnh kinh nghiệm của mình trên nền tảng những thành tựu đã đạt được, VAMC vẫn sẽ tiếp tục phấn đấu vươn lên để trở thành tổ chức trung tâm của thị trường mua bán nợ, góp phần vào công cuộc xử lý nợ xấu của toàn ngành Ngân hàng nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung.

PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin liên quan

Tin khác

Đà Nẵng sẽ công bố các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư và chính sách ưu đãi tại khu thương mại tự do

Đà Nẵng sẽ công bố các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư và chính sách ưu đãi tại khu thương mại tự do

Thông tin từ UBND TP. Đà Nẵng, sáng ngày 22/6/2025, thành phố sẽ tổ chức Lễ công bố Quyết định số 1142/QĐ-TTg ngày 13/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Sau lễ công bố là các hoạt động giới thiệu và khảo sát thực địa các vị trí bố trí Khu thương mại tự do, cảng Liên Chiểu và thông tin về các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư và các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư; kế hoạch, lộ trình triển khai đầu tư Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để phát triển khoa học công nghệ

Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để phát triển khoa học công nghệ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo phương thức PPP

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo phương thức PPP

Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
[Infographic] Chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

[Infographic] Chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Nghị định 156/2025/NĐ-CP bổ sung tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, cho phép vay đến 70% giá trị dự án không cần tài sản bảo đảm, giữ nguyên nhóm nợ và hỗ trợ vay mới khi gặp khó khăn khách quan.
Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Chiều tối ngày 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
Hành vi không lập hóa đơn theo quy định sẽ bị xử phạt tới 100 triệu đồng

Hành vi không lập hóa đơn theo quy định sẽ bị xử phạt tới 100 triệu đồng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
Mỗi xã có tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung

Mỗi xã có tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.