Chỉ số kinh tế:
Ngày 18/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.994 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Đột phá thể chế, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, giải phóng sức sản xuất

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Nghị quyết số 198/2025/QH15, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa các chủ trương đột phá của Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, nhằm phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Với những cơ chế, chính sách đặc biệt, Nghị quyết không chỉ tháo gỡ các rào cản về pháp lý, tài chính, mà còn tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân vươn tầm khu vực và toàn cầu.
aa
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ rào cản, nâng cao minh bạch

Nghị quyết 198/2025/QH15 đặt nền móng cho một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch thông qua các quy định mang tính đột phá về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Đại biểu Nguyễn Việt Hà, đoàn Tuyên Quang đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc cụ thể hóa các chủ trương của Nghị quyết 68-NQ/TW, đặc biệt là các quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép và xử lý vi phạm, vốn được doanh nghiệp tư nhân kỳ vọng sẽ giải phóng sức sản xuất và khơi thông nguồn lực.

Nghị quyết quy định mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chỉ chịu thanh tra hoặc kiểm tra không quá một lần mỗi năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Các hoạt động thanh tra và kiểm tra không được trùng lặp nội dung trong cùng một năm, và mọi kế hoạch, kết luận thanh tra, kiểm tra phải được công khai theo quy định pháp luật. Những quy định này nhằm giảm thiểu tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đại biểu Nguyễn Việt Hà cho rằng, rằng việc xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định lâu dài, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển.

Nghị quyết cũng thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, ưu tiên các hình thức từ xa dựa trên dữ liệu điện tử, đồng thời miễn kiểm tra thực tế cho các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật. Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, thay thế cấp phép bằng công bố điều kiện kinh doanh, trừ một số lĩnh vực bắt buộc, là bước tiến quan trọng để giảm chi phí tuân thủ và tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp. Theo đại biểu Nguyễn Việt Hà, các quy định này sẽ cởi trói nhiều vướng mắc lâu nay, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát huy tiềm năng và thế mạnh.

Xử lý vi phạm: Ưu tiên khắc phục, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp

Một điểm sáng của Nghị quyết là các nguyên tắc xử lý vi phạm và giải quyết vụ việc, ưu tiên các biện pháp dân sự, kinh tế và hành chính trước khi xem xét xử lý hình sự. Đại biểu Nguyễn Việt Hà nhận định rằng, việc phân định rõ trách nhiệm giữa pháp nhân và cá nhân, giữa các loại trách nhiệm hình sự, hành chính, dân sự, cùng với nguyên tắc không hồi tố quy định bất lợi, sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.

Nghị quyết quy định, đối với các vi phạm dân sự, kinh tế, doanh nghiệp được chủ động khắc phục hậu quả trước, và chỉ trong trường hợp vi phạm đến mức xử lý hình sự, các biện pháp khắc phục kinh tế sẽ là căn cứ quan trọng để cơ quan tố tụng xem xét. Việc bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội, phân biệt tài sản hợp pháp với tài sản từ hành vi vi phạm, và hạn chế tác động của các biện pháp như niêm phong, kê biên đến hoạt động sản xuất kinh doanh là những quy định mang tính nhân văn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý mà còn tạo niềm tin để họ tập trung vào sản xuất kinh doanh, góp phần giải phóng sức sản xuất như mục tiêu của Nghị quyết 68-NQ/TW.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng

Nghị quyết 198/2025/QH15 đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đại biểu Nguyễn Việt Hà đánh giá cao các quy định về hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG), cùng với việc mở rộng chức năng của Quỹ Phát triển DNNVV để hỗ trợ vốn vay, tài trợ ban đầu và đầu tư vào các quỹ địa phương, quỹ tư nhân.

Tuy nhiên, bà đề xuất bổ sung các nội dung từ Nghị quyết 68-NQ/TW để hoàn thiện chính sách tín dụng, bao gồm khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay dựa trên phương thức sản xuất kinh doanh, dòng tiền, chuỗi giá trị, và xem xét tài sản bảo đảm như động sản, tài sản vô hình hay tài sản hình thành trong tương lai. Việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa hệ thống ngân hàng, thuế và các cơ quan liên quan về tình hình tài chính, tín nhiệm của doanh nghiệp cũng cần được thể chế hóa để minh bạch hoạt động, giảm thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ. Các bổ sung này sẽ tạo cơ sở pháp lý an toàn, giúp tổ chức tín dụng đơn giản hóa quy trình thẩm định, ban hành chương trình ưu đãi lãi suất, từ đó đẩy mạnh cung ứng vốn cho kinh tế tư nhân.

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320/A321neo

Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320/A321neo

Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus vừa công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới. Sự kiện diễn ra tại Triển lãm Hàng không Lé Bourget Paris (Paris Airshow) 2025, góp phần thúc đẩy kim ngạch hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Pháp và Châu Âu, đồng thời ghi dấu mốc giai đoạn phát triển mới của Vietjet theo hướng tập đoàn hàng không đa quốc gia.
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Đề xuất những giải pháp chiến lược, đồng bộ nhằm đưa nông sản Việt vươn xa

Đề xuất những giải pháp chiến lược, đồng bộ nhằm đưa nông sản Việt vươn xa

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam luôn khẳng định vị thế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, thách thức về chất lượng, thị trường và hạ tầng logistics vẫn cản trở tiềm năng phát triển.
TP. Hồ Chí Minh: Bán lẻ bứt phá kỷ lục 5 năm, xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh 6 tháng đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh: Bán lẻ bứt phá kỷ lục 5 năm, xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh 6 tháng đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận những tín hiệu tích cực vượt trội trong 6 tháng đầu năm 2025, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 304.369 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua của ngành bán lẻ.
Thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng ‘thần tốc’

Thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng ‘thần tốc’

Ngày 17/6/2025, báo cáo thường niên Thị Trường Trung Tâm Dữ Liệu Toàn Cầu 2025 của Cushman & Wakefield (NYSE: CWK) ghi nhận sự bùng nổ của Điện toán Đám mây và Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã thúc đẩy thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng ‘thần tốc’. Năm nay, báo cáo tiếp tục phân tích dữ liệu từ 97 thành phố, khẳng định các tiêu chí then chốt để nhà đầu tư rót vốn chủ yếu nhắm đến nguồn điện, quỹ đất và cơ sở hạ tầng.
Mastercard cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình xây dựng xã hội không tiền mặt

Mastercard cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình xây dựng xã hội không tiền mặt

Tại Hội thảo “Ngày không tiền mặt 2025” mới đây, Mastercard đã chia sẻ bức tranh toàn cảnh về sự chuyển mình mạnh mẽ của thanh toán số tại Việt Nam, đồng thời giới thiệu hàng loạt sáng kiến mới góp phần thúc đẩy hành vi chi tiêu không tiền mặt, hiện đại và an toàn hơn.
Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025

Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025

Ngày 17/6, Fortune công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500), đánh dấu năm thứ hai liên tiếp Fortune công bố danh sách thường niên này.
Liên kết là chìa khóa để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Liên kết là chìa khóa để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo Cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97%. Trong 5 tháng năm 2025, cả nước có gần 66.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 647,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 453.900.
Từ thanh toán không tiền mặt đến tương lai tài chính toàn diện

Từ thanh toán không tiền mặt đến tương lai tài chính toàn diện

Vai trò của trung gian thanh toán và ví điện tử không chỉ giới hạn ở vấn đề thanh toán mà còn giúp cho ngân hàng, tổ chức tài chính có thể tiếp cận khách hàng.
TP. Hồ Chí Minh tổ chức tuần lễ nông nghiệp công nghệ cao hướng tới hội nhập ASEAN

TP. Hồ Chí Minh tổ chức tuần lễ nông nghiệp công nghệ cao hướng tới hội nhập ASEAN

Từ ngày 19-22/6, TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Tuần lễ giống, nông nghiệp công nghệ cao và sinh vật cảnh năm 2025 với chủ đề “Nông nghiệp thành phố gắn với hội nhập ASEAN”. Sự kiện này nhằm giới thiệu những thành tựu nổi bật trong nông nghiệp công nghệ cao của thành phố và tăng cường kết nối với các nước trong khu vực.