Đưa dịch vụ tài chính lên màn hình điện thoại
M&A Fintech sẽ sôi động | |
Ngân hàng - Fintech: Hợp tác để gia tăng giá trị |
Công nghệ định hình lại các hoạt động tài chính
Báo cáo Fintech và chuyển đổi số trong dịch vụ tài chính của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) nhận định, những năm gần đây, lĩnh vực tài chính đang trải qua quá trình thay đổi sâu sắc. Công nghệ kỹ thuật số đã và đang tái định hình các hoạt động tài chính như thanh toán, cho vay, bảo hiểm và quản lý tài sản…
MoMo đã trở thành siêu ứng dụng “quen mặt” tại Việt Nam |
Khi công nghệ khai sinh ra chiếc điện thoại thông minh, con người lần đầu tiên có thể nghĩ đến việc sử dụng các dịch vụ tài chính mọi lúc mọi nơi mà không cần phải đến quầy kệ ngân hàng vào đúng giờ hành chính. Các giải pháp số như giao diện lập trình ứng dụng (API) giúp các tổ chức phi ngân hàng truy cập, trao đổi dữ liệu một cách an toàn và có sự quản lý với thông tin tài chính cá nhân. Trí tuệ nhân tạo (AI) và các thuật toán học máy (machine learning) giúp giảm chi phí định giá, đánh giá rủi ro, phát hiện gian lận, tuân thủ, tư vấn và giao dịch. Đặc biệt là công nghệ điện toán đám mây cung cấp một không gian rộng, tốc độ cao và các tính năng năng bảo mật, nhận dạng sinh trắc học giảm chi phí tuân thủ các nguyên tắc xác thực khách hàng điện tử (eKYC).
Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty công nghệ tài chính (fintech) những năm gần đây đã góp phần lớn cho hạ tầng thị trường tài chính trên thế giới. Ngoài việc trực tiếp cung cấp các giải pháp tài chính kỹ thuật số, các fintech có xu hướng hợp tác với các tổ chức tài chính truyền thống để đưa ra những sản phẩm tài chính hiện đại, an toàn, dễ tiếp cận và có chi phí thấp. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, fintech không chỉ mở đường cho việc go-online mà còn thông qua các dữ liệu về dòng tiền, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp này tiếp cận vay vốn tại các tổ chức tài chính truyền thống. Trên thế giới, số hoá trong tài chính toàn diện đã mang lại diện mạo mới cho nhiều quốc gia. Từ Kenya một trong những nước nghèo nhất thế giới đã ứng dụng Mobile Money cách đây 12 năm đến Trung Quốc - cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới với mã QR được người ăn mày dùng làm phương tiện nhận tiền trên đường phố.
Tại Việt Nam, để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện do Chính phủ đề ra từ Quyết định số 149/QĐ-TTg năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng quy định pháp lý, tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ. Các ngân hàng cũng đã nhanh chóng phát triển dịch vụ trên nền tảng số, tăng cường cải thiện và đa dạng hóa các dịch vụ thông qua khuyến khích tài chính điện tử, giao dịch ngân hàng trên mạng internet, triển khai hoạt động tín dụng lưu động nhằm đưa các dịch vụ và sản phẩm tài chính đến phạm vi rộng lớn hơn, chi phí thấp hơn. Bên cạnh đó, việc hợp tác giữa ngân hàng và fintech trở thành xu hướng chung trên thế giới và cũng được các ngân hàng trong nước nắm bắt, áp dụng nhằm “nhấn ga” cho cuộc đua chuyển đổi số, đưa ra giải pháp tài chính vừa tầm với của các nhóm khách hàng yếu thế như người có thu nhập thấp hay doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Fintech đẩy mạnh tài chính toàn diện
Phát biểu trong cuộc Hội thảo “Tiến đến quốc gia không tiền mặt” hồi cuối tháng 11/2021, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, thanh toán qua thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm 90% về số lượng và 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch trên kênh số. Chỉ trong thời gian từ tháng 3-11/2021 đã có thêm hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán được mở trực tuyến theo phương thức mới eKYC trong số hơn 100 triệu tài khoản thanh toán đang hoạt động tại Việt Nam.
Sức mạnh công nghệ “vừa là nhiên liệu vừa là động cơ” cho xu hướng số hoá trong tài chính toàn diện, các fintech Việt đang đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính truyền thống. Theo thống kê của NHNN Việt Nam, hiện có khoảng 72% các công ty fintech đã liên kết với các ngân hàng tại Việt Nam. Mức độ và quy mô hợp tác cũng không ngừng được mở rộng nhằm đưa ra các sản phẩm tài chính hiện đại, bắt kịp xu hướng toàn cầu. Đơn cử, tháng 8/2021, MoMo phối hợp cùng TPBank ra mắt Ví Trả Sau một trong những sản phẩm tài chính dẫn đầu xu hướng Dùng trước - Trả sau tại Việt Nam. Theo đó, người dùng dễ dàng tiếp cận khoản vay từ 1-10 triệu đồng không cần chứng minh thu nhập.
Không phải là fintech duy nhất tạo động lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhưng MoMo được đánh giá là đại diện fintech tiềm năng, góp phần vào việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển tài chính toàn diện quốc gia. Đây cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt Top 50 fintech lớn nhất thế giới, theo công bố của KPMG và H2 Ventures năm 2019 và được IFC (World Bank) đưa vào top 100 công ty công nghệ thúc đẩy tài chính toàn diện trên thế giới.
MoMo hiện chiếm khoảng 60% thị phần ví điện tử trong nước, cung cấp dịch vụ cho 31 triệu người dùng với tổng giá trị giao dịch xử lý hơn 14 tỷ USD vào năm 2020. Ngoài việc là nền tảng thanh toán đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu thường ngày trong đời sống dân sinh như đi chợ, mua sắm, đi lại - du lịch, từ thiện, thanh toán thuế, dịch vụ công... MoMo còn phối hợp với các tổ chức tài chính, bảo hiểm để tích hợp các dịch vụ tài chính - bảo hiểm ngay trên ứng dụng, giúp người dùng dễ dàng mua bảo hiểm, vay vốn, tích lũy, quản lý tài chính dễ dàng hơn chỉ sau vài cú chạm trên màn hình điện thoại.
Bên cạnh việc đưa ra giải pháp tiếp cận tài chính cho cá nhân, MoMo cũng cung cấp Merchant Solution (giải pháp bán lẻ dành cho doanh nghiệp) giúp các doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương có thể go-online dễ dàng và tận dụng dòng tiền được số hoá tại MoMo để có hồ sơ cá nhân tốt hơn khi tiếp cận vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tài chính uy tín, góp phần giải quyết nhu cầu tài chính toàn diện từ cá nhân đến doanh nghiệp. “MoMo đang ứng dụng công nghệ để hỗ trợ ngân hàng và các tổ chức tài chính tạo ra các sản phẩm “may đo" phù hợp với từng khách hàng, đặc biệt là những người chưa tiếp cận được với các khoản vay chính thống tại Việt Nam", ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập, Phó chủ tịch Ví MoMo chia sẻ.
Nhiều chuyên gia nhận định, thúc đẩy sự phát triển của các fintech tiềm năng như MoMo sẽ góp phần đưa ra các mô hình tiếp cận mới đối với khách hàng trên thị trường tài chính tại Việt Nam, đẩy mạnh phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam.