Fed ghi nhận những lo ngại về thắt chặt tín dụng
Trụ sở Fed |
Báo cáo ổn định tài chính của Fed được công bố hôm thứ Hai là báo cáo đầu tiên kể từ khi bốn ngân hàng khu vực sụp đổ. Các vụ việc liên tiếp xảy ra đã gây nên nhiều tuần giao dịch "điên cuồng" đối với cổ phiếu ngân hàng và buộc các cơ quan quản lý phải thực hiện một loạt các giải pháp đặc biệt, bao gồm phong tỏa tài sản tại Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature.
“Những lo ngại về triển vọng kinh tế, chất lượng tín dụng và tính thanh khoản có thể khiến các ngân hàng và tổ chức tài chính khác tiếp tục thu hẹp cung tín dụng cho nền kinh tế”, Fed cho biết trong báo cáo của mình. “Sự sụt giảm mạnh về tín dụng cấp mới có khả năng dẫn đến sự chậm lại trong hoạt động kinh tế”.
Báo cáo, không phải là một dự báo, đã mô tả nguồn vốn ngân hàng nói chung là tương đối ổn định, mặc dù nó chỉ ra nhiều rủi ro thanh khoản ở các góc khác của thị trường tài chính.
“Nhìn chung, các ngân hàng trong nước có thanh khoản dồi dào và hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn liên ngân hàng ngắn hạn”, báo cáo cho biết. Tuy nhiên, “các lỗ hổng cấu trúc vẫn tồn tại trong các thị trường tài trợ ngắn hạn. Các quỹ thị trường tiền tệ chính và được miễn thuế vẫn dễ bị rút cạn”. Theo đó, các công ty bảo hiểm phải đối mặt với rủi ro tăng cao khi họ tăng cường nắm giữ các tài sản rủi ro và kém thanh khoản.
Rủi ro với bất động sản
Báo cáo cho biết việc chuyển sang làm việc từ xa có thể làm giảm nhu cầu về không gian văn phòng và dẫn đến sự suy giảm giá trị của các tài sản bán lẻ trong thành phố. “Mức độ điều chỉnh giá trị bất động sản có thể rất lớn và do đó có thể dẫn đến tổn thất tín dụng của những người nắm giữ” khoản nợ bất động sản thương mại.
Fed cho biết để đối phó với những lo ngại xung quanh nợ bất động sản thương mại, họ đã tăng cường giám sát hoạt động cho vay CRE và mở rộng kiểm tra đối với các ngân hàng có rủi ro tập trung CRE đáng kể.
Fed đã tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ những năm 1980 khi cố gắng kiểm soát lạm phát. Vào giữa năm ngoái, Fed đã đẩy nhanh các đợt tăng lãi suất với một chuỗi bốn động thái tăng 75 điểm cơ bản. Lãi suất cho vay qua đêm của Fed hiện ở mức 5% - 5,25%, sau khi tăng một phần tư điểm vào tuần trước.
Việc Fed tăng lãi suất đã khiến các ngân hàng thua lỗ trong danh mục đầu tư trái phiếu của họ, tạo ra sự mong manh trong hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Thung lũng Silicon, được Fed trực tiếp giám sát, đã phá sản vào ngày 10/3 sau khi bị rút tiền gửi ào ạt.
Fed cho biết trong một đánh giá dài về sự sụp đổ nói trên rằng ngân hàng này đã thất bại sau khi bị đẩy vào tình trạng căng thẳng về thanh khoản, trong khi những thanh tra viên không nhận ra rủi ro của “những thiếu sót nghiêm trọng trong quản trị doanh nghiệp, thanh khoản và quản lý rủi ro lãi suất”.
Nhìn chung, báo cáo có quan điểm tương đối lạc quan về những rủi ro mà ngành ngân hàng phải đối mặt với điều kiện nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Nó lưu ý rằng chất lượng tín dụng trong nền kinh tế “vẫn mạnh” mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn ở một số phân khúc như ô tô và thẻ tín dụng đã tăng lên.
4 lĩnh vực rủi ro
Khuôn khổ của báo cáo tập trung vào bốn lĩnh vực rủi ro, chẳng hạn như định giá tài sản và rủi ro tài trợ.
Trong đó, định giá tài sản vẫn tăng. Báo cáo cho biết: “Đối với bất động sản nhà ở, định giá vẫn ở gần mức cao nhất mọi thời đại mặc dù hoạt động suy yếu và giá giảm trong những tháng gần đây”. “Định giá trong phân khúc thương mại cũng duy trì gần mức cao lịch sử mặc dù giá giảm đã lan rộng”.
Về các khoản vay của doanh nghiệp và hộ gia đình, nợ doanh nghiệp vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán lãi suất cao, được hỗ trợ bởi tăng trưởng thu nhập. Báo cáo cho biết suy thoái kinh tế có thể làm suy yếu khả năng trả nợ của các công ty. Mức nợ hộ gia đình là khiêm tốn.
Đối với đòn bẩy trong lĩnh vực tài chính, Fed cho biết các ngân hàng lớn nhất có đủ vốn. Báo cáo cho biết: “Mặc dù căng thẳng ngân hàng xảy ra vào tháng 3, mức vốn cao và mức độ rủi ro lãi suất vừa phải có nghĩa là phần lớn các ngân hàng đều có khả năng phục hồi trước những căng thẳng tiềm ẩn từ lãi suất cao hơn”.
Về rủi ro tài trợ, Fed cho biết trong năm 2020 và 2021, các ngân hàng đã bổ sung gần 2,3 nghìn tỷ đô la chứng khoán vào bảng cân đối kế toán của họ, chủ yếu là chứng khoán Kho bạc Mỹ có lãi suất cố định và chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp được đại lý bảo đảm, hầu hết trong số đó được đặt trong trạng thái sẵn sàng để mua. Nhưng khi lãi suất tăng bắt đầu dẫn đến giá trái phiếu thấp hơn, các ngân hàng đã giảm giá trị vốn hoá trái phiếu 277 tỷ đô la trong danh mục đầu tư AFS và 341 tỷ đô la trong danh mục đầu tư HTM, báo cáo cho biết.
Điểm thấp hơn trong danh mục đầu tư chứng khoán là rủi ro cho các ngân hàng nếu họ buộc phải bán để đáp ứng dòng tiền gửi bị rút ra. Tuy nhiên, báo cáo cho biết “các ngân hàng trong nước có thanh khoản dồi dào và hạn chế phụ thuộc vào các khoản tiền gửi ngắn hạn nên vẫn có thể thanh toán được”.