Hạ tầng “gồng mình” vì giá vật liệu xây dựng
![]() | Giá sắt thép tăng, ngành xây dựng 'chóng mặt' |
![]() | Thị trường vật liệu xây dựng nhiều biến động |
![]() | Giá thép dần hạ nhiệt |
Nhà thầu cắt lỗ, dự án lớn thiếu vật liệu
Tính đến cuối tháng 3/2022, giá hầu hết các loại vật liệu xây dựng đã tăng thêm từ 15-50% so với thời điểm cuối năm 2021. Với mức tăng “phi mã” của các mặt hàng như: sắt thép, xi măng, gạch đá và đất, cát đắp nền đường…; những tuần gần đây nhiều chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng đối mặt nguy cơ phải bù thêm từ 20-30% chi phí xây dựng, nhiều dự án bắt đầu đội vốn và phải ngưng thi công để cắt lỗ.
Ông Lương Hữu Hải - Giám đốc Công ty Xây dựng Thanh Bình - Amy Maya ở TP.HCM cho hay, hiện công ty đã buộc phải cho ngừng thi công một số dự án xây dựng nhà ở, công trình công cộng do giá tất cả các loại vật tư đều tăng. Mặt khác, tổng mức đầu tư dự án tăng từ 20-30% khiến nhiều chủ đầu tư đã cân nhắc có tiếp tục thi công nữa hay không.
![]() |
Giá vật liệu tăng và thiếu đất đắp nền khiến nhiều dự án giao thông đường bộ bị chậm tiến độ |
Tương tự, ông Vũ Văn Dũng - Giám đốc Công ty Tư vấn Xây dựng Nam Kiến (Đồng Nai) cho rằng, thông thường chi phí vật liệu xây dựng sẽ chiếm từ 70-80% tổng mức đầu tư công trình, dự án. Khi giá vật liệu đồng loạt tăng, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều gặp khó khăn. Với biên lợi nhuận khá thấp của ngành xây dựng hiện nay, ông Dũng cho rằng, các chủ đầu tư, nhà thầu phụ thuộc nhiều vào vốn vay thương mại sẽ đối mặt nguy cơ thua lỗ, buộc phải ngừng thi công hoặc giãn tiến độ dự án.
Các chuyên gia tài chính cho rằng, giá vật liệu xây dựng tăng cao trong các tháng vừa qua, không chỉ khiến chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng tại các địa phương gặp khó khăn, mà ngay cả các dự án hạ tầng lớn trọng điểm quốc gia cũng sẽ rơi vào tình cảnh đội giá và chậm tiến độ.
Các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông cho thấy, đã bắt đầu gặp khó do đội giá vật liệu, như dự án cao tốc Bắc Nam (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết) hiện đã đội giá thêm hơn 400 tỷ đồng (30%) so với giá trúng thầu. Trong khi đó, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây hiện đã đội giá 675 tỷ đồng, tăng 31% so với giá trúng thầu do giá thép, giá đất đắp nền, nhựa đường… đều đã tăng 1,5-2 lần so với thời điểm trúng thầu.
Không chỉ đội giá vật tư, những bất cập trong cơ chế cấp phép khai thác, cung ứng vật tư, hiện nay hàng loạt dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc Nam đang phải thi công cầm chừng vì thiếu đất đắp nền đường. Theo thống kê của Bộ Giao thông - Vận tải, hiện nay tổng số đất đắp nền đường còn thiếu cho 5 dự án cao tốc Bắc Nam là khoảng 6,53 triệu m3. Nếu các địa phương không đẩy nhanh giải quyết nguồn cung đất nền, nhiều dự án sẽ chậm tiến độ thi công và phải tính toán lại tổng mức đầu tư, thậm chí nhiều nhà thầu sẽ phải bù lỗ trong các tháng tới.
“Đau đầu” với dự án trọng điểm
Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đến cuối năm 2022 sẽ có khoảng 16 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia được hoàn thành. Trong số này có 3 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam, bao gồm: đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây. Hiện các nhà thầu của 3 dự án này đều đang gặp rất nhiều khó khăn và đối diện với nguy cơ thua lỗ do giá vật liệu tăng phi mã.
Các dự án khác như: dự án tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua TP. Cà Mau; dự án nâng cấp quốc lộ 1 đoạn Ngã Bảy - Sóc Trăng; dự án nâng cấp quốc lộ 61B đoạn Vĩnh Tường - Long Mỹ; dự án nâng cấp các quốc lộ 63, 4E, 15A, 279B và quốc lộ 9… thuộc địa bàn các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị và Cà Mau hiện cũng trong tình trạng tương tự.
Đánh giá tác động của bão giá vật liệu xây dựng đến tiến độ thi công các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, theo Công ty chứng khoán VNDirect, bắt đầu từ tháng 4/2022, khi gói đầu tư cơ sở hạ tầng 113.050 tỷ đồng (nằm trong gói kích thích kinh tế đã được Quốc hội thông qua) được giải ngân thì các dự án đầu tư công sẽ có cơ hội tăng tốc. Tuy nhiên, tiến độ của nhiều dự án trong các tháng quý II/2022 sẽ bị chững lại do thiếu vật liệu. Trên cơ sở, tổng hợp các khả năng thu xếp vốn cho các dự án hạ tầng lớn, VNDirect dự báo vốn đầu tư công thực hiện trong năm nay sẽ tăng 20-30% so với số thực tế của năm ngoái.
Cục Kinh tế xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cũng cho rằng, kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh từ làn sóng tăng giá vật liệu xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng nếu tiếp tục tăng đến cuối năm nay thì nhiều dự án cao tốc, cảng biển, sân bay dự kiến hoàn thành 2-3 năm tới sẽ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Riêng trong năm 2022, ngân sách đầu tư công Chính phủ giao cho Bộ Giao thông - Vận tải đã đạt mức 50.328 tỷ đồng. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay, chiếm 23,5% kế hoạch vốn năm 2022 của khối các bộ, ngành, cơ quan trung ương. Vì thế, nếu các dự án hạ tầng đầu tư công bị đội vốn, chậm tiến độ thì áp lực bổ sung ngân sách là rất lớn.
Để giảm áp lực lên ngân sách và hạn chế nguy cơ có thể vỡ kế hoạch tổng vốn đầu tư tại các dự án trọng điểm, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các địa phương kịp thời công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn, thường xuyên theo dõi thị trường để điều chỉnh mặt bằng giá nguyên vật liệu phù hợp theo từng tháng. Đối với các dự án, công trình được thực hiện theo cơ chế ưu đãi tại Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội và Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương công bố giá các loại vật liệu xây dựng hàng tháng đến chân công trình cho từng gói thầu, dự án thành phần. Đồng thời xây dựng, công bố chỉ số giá xây dựng để áp dụng riêng cho các gói thầu và các dự án thành phần.
Các tin khác

Thị trường vàng sáng 29/9: Chạm mức thấp nhất 9 tháng

Giá xăng tăng, sản xuất kinh doanh khó chồng khó

Thị trường vàng sáng 28/9: Mất mốc quan trọng 1.900 USD/oz

Chợ Tốt và FPT Shop hợp tác chiến lược trong ngành hàng điện tử

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử gặp khó

Thị trường vàng sáng 27/9: Cần động lực mới để bứt phá

Thị trường vàng sáng 26/9: Chịu sức ép từ đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ

Xu hướng phát triển nhiều tiềm năng của ngành F&B

Tràn lan bánh trung thu rởm

Thị trường vàng sáng 25/9: Giảm nhẹ sau phiên khởi sắc cuối tuần

Thị trường vàng tuần tới: Chia rẽ trong nhận định xu hướng

Thị trường vàng sáng 22/9: Chịu sức ép từ đồng USD

Thị trường vàng sáng 21/9: Biến động mạnh sau cuộc họp của Fed

Bánh trung thu ‘rởm’ vào mùa

Thị trường vàng sáng 20/9: Giao dịch trong biên độ hẹp

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
