Hộ chiếu logistics thế giới: “Kim bài” để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
![]() | Xu hướng định hình chuỗi cung ứng toàn cầu |
![]() | Cơ hội nào cho ngành logistics trong “bình thường mới” |
![]() | Gỡ “điểm nghẽn” logistics để phát triển Đông Nam bộ |
Chương trình Hộ chiếu Logistics Thế giới (WLP) vừa phối hợp với Bộ Công Thương và Đại sứ quán các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tổ chức “Diễn đàn về Sáng kiến Hội chiếu Logistics Thế giới (WLP) - Tiềm năng tăng cường hợp tác Việt Nam - UAE về logistics”.
WLP là một sáng kiến toàn cầu do Dubai dẫn đầu được thiết kế nhằm tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại thế giới, đã bổ sung Việt Nam vào danh sách các trung tâm logistics và thương mại của khu vực (gọi tắt là Hub).
Ông Nguyễn Quốc Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, nằm trong nhóm 25 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới và lợi thế địa lý nằm ở khu vực giao thoa ở 3 khu vực Á, Âu, Phi, UAE là điểm trung chuyển quá cảnh hàng hóa quan trọng trên con đường liên vận chuyển quốc tế. “UAE nhiều năm qua giữ vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Thông qua UAE hàng hóa của Việt Nam đã đến được nhiều quốc gia trong khu vực. Sự hợp tác tác hiệu quả giữa UAE và Việt Nam trong lĩnh vực logistics sẽ góp phần thúc đẩy thương mại của Việt Nam không chỉ với UAE mà với các nước trên thế giới”, ông Nam cho hay.
![]() |
Ảnh minh họa |
Dẫn số liệu năm 2022 Việt Nam và UAE đã đạt kỷ lục mức 8 tỷ USD về hoạt động trao đổi thương mại các sản phẩm ngoài dầu, ông Bader Almatrooshi - Đại sứ UAE tại Việt Nam nhấn mạnh, kim ngạch thương mại rất cao này sẽ không thể thực hiện được nếu không có hạ tầng logistics tiên tiến. Vì vậy theo ông Bader Almatrooshi, khi xem xét các cơ hội và tiềm năng có tại hai quốc gia, chúng ta có nhiều cơ hội và nhiều khả năng để tăng cường khả năng thương mại, và một trong những yếu tố thúc đẩy then chốt là Chương trình WLP vì đây là chương trình đóng góp vào việc mở ra các thị trường mới, tăng cường hiệu quả và giảm chi phí.
Nhận định bức tranh xuất khẩu năm 2023 có thể khó khăn hơn, khi nhiều nền kinh tế lớn là các thị trường trọng điểm của Việt Nam có dấu hiệu suy thoái, song theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Việt Nam vẫn là cơ sở, trung tâm sản xuất lớn và có vị thế khá vững chắc trong khu vực và trên thị trường thế giới không chỉ với các mặt hàng nông sản mà cả mặt hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu khác.
Ông Hải cho biết, Việt Nam đã có nhiều văn bản, chính sách góp phần thúc đẩy mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông và bến bãi. Tuy nhiên, cùng với xu hướng tự do hóa thương mại, ngày càng có nhiều hàng rào thương mại mới xuất hiện tác động đến xu hướng cung ứng và hoạt động logistics toàn cầu. Đây là mối quan tâm chung của các quốc gia vì nó liên quan đến hoạt động sản xuất, thương mại và logistics của mỗi quốc gia và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh như vậy, ông Hải đánh giá rất cao Chương trình WLP với mục tiêu kết nối hoạt động logistics giữa các quốc gia và tháo gỡ hàng rào thương mại, tạo dòng chảy thương mại thế giới. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, mức độ quảng bá chưa cao, chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết đến, vì vậy chương trình nên đầu tư bộ máy chuyên trách để quảng bá, kết nối các thành viên.
Nhấn mạnh đây là sáng kiến kết nối mang lại lợi ích và ưu đãi cho các đối tác, thành viên, song theo ông Hải, những ưu đãi này phải mang lại giá trị cụ thể. Theo đó khi hàng hóa doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam sẽ được ưu đãi gì hay khi hàng hóa Việt Nam đi các nước WLP thì các thành viên sẽ được hưởng lợi gì. “Việt Nam là nước có thế mạnh về nông sản, nhiều sản phẩm đứng đầu thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su… thì Chương trình WLP nên có thiết kế gói ưu đãi cụ thể qua đó giúp doanh nghiệp Việt Nam thông quan và vận chuyển nhanh hơn, có như vậy mới thu hút được sự quan tâm và tham gia nhiều hơn của doanh nghiệp với chương trình”, ông Hải đặt vấn đề.
Chí sẻ thêm về lợi ích khi tham gia Chương trình WLP, ông Abdulla Alsuwaidi - Giám đốc Hubs và đối tác toàn cầu về WLP cho biết, với các quốc gia, Chương trình WLP sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế và gia tăng GDP; tạo thuận lợi cho dòng thương mại, tạo kênh hấp dẫn mới để giao thương. Với đối tác, chương trình sẽ giúp tìm kiếm được thêm khách hàng mới, giữ chân được nhiều khách hàng hiện hữu; Cơ hội marketting toàn cầu; Tiếp cận mạng lưới đối tác toàn cầu. Còn với hội viên, chương trình sẽ giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tiếp cận thị trường mới.
Cũng theo ông Abdulla Alsuwaidi, WLP là chương trình hoàn toàn phụ thuộc vào đối tác, điểm mạnh yếu hay nói cách khác là mức độ uy tín của đối tác sẽ là yếu tố mang lại lợi ích nhiều hay ít. Uy tín càng cao thì có mức tiết kiệm càng lớn. Khi xem xét lợi ích của WLP sẽ căn cứ vào các cấp độ lợi ích mà đối tác cung cấp khác nhau. Với cán bộ hải quan, nếu lưu lượng quá lớn và là thành viên WLP thì các thành viên hạng vàng sẽ có làn riêng cho những thương nhân này. Đây là lợi ích lớn tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian. Với vị trí chiến lược là một trung tâm trung chuyển và sàn xuất của khu vực, Việt Nam sẽ là Hub quan trọng thuộc mạng lưới WLP.
Các tin khác

Doanh nghiệp phải tái chế, thu gom chất thải

EuroCham công bố Ban Lãnh đạo mới, định hướng chiến lược cho năm 2025

Manulife khai trương văn phòng mới tại “phố” tài chính Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Nhu cầu nhân lực công nghệ tại Việt Nam tăng cao vào năm 2030

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Ngành dầu khí Việt Nam: Vượt qua biến động và cơ hội chuyển mình

Nghiên cứu đầu tiên về doanh nghiệp tham gia bảo tồn tài nguyên nước ở Việt Nam

Doanh nghiệp Việt sẵn sàng "chinh phục" đường sắt tốc độ cao

Đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2026

Doanh nghiệp chủ động đa dạng hóa thị trường

Tín dụng hỗ trợ hình thành doanh nghiệp đầu tàu

Ra mắt Ban chấp hành Hiệp hội dữ liệu Quốc gia

Để ngân hàng và doanh nghiệp gần nhau hơn

Để doanh nghiệp là động lực phát triển

Doanh nghiệp kỳ vọng ngân hàng đẩy mạnh hỗ trợ để tăng tốc bứt phá
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Một số điểm nhấn của Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân"
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam
