Kế hoạch Công tác quốc phòng, quân sự năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước
Kế hoạch nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 22c/KH-DQ ngày 17/1/2024 của Cục Dân quân tự vệ, Kế hoạch số 528/KH-HĐGDQP&ANTW ngày 8/2/2024 của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương và Chỉ thị số 04/CT-NHNN của Thống đốc NHNN để việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ngành Ngân hàng trong năm 2024 đảm bảo thống nhất trong hệ thống ngân hàng, đạt hiệu quả, thiết thực.
Tại Kế hoạch này, Ban Chỉ huy quân sự Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thực hiện công tác quốc phòng, quân sự năm 2024 theo kế hoạch bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, của NHNN và chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ huy quân sự địa phương để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự (QPQS) của đơn vị.
Đồng thời, gắn việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của NHNN nói riêng và của ngành Ngân hàng nói chung với nhiệm vụ đảm bảo QPQS qua việc xây dụng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và hoạt động đầu tư tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực, khu vực kinh tế, nhất là những địa bàn trọng điểm về QPQS.
Kế hoạch đề ra những nhiệm vụ chính bao gồm:
Với nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ: Tăng cường phối hợp với cơ quan quân sự và cơ quan công an của địa phương theo Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động phối hợp của DQTV với các lực lượng trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
Tiếp tục xây dựng lực lượng DQTV có quy mô, số lượng hợp lý, phù hợp với từng đơn vị, chú trọng nâng cao chất lượng tổng hợp, nhất là chất lượng chính trị và xây dựng lực lượng DQTV cơ động, thường trực; rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự, chỉ huy lực lượng tự vệ của đơn vị. Triển khai thực hiện các đề án về DQTV do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng ban hành.
Phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự địa phương thực hiện việc trang bị, quản lý và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với lực lượng DQTV theo quy định tại Thông tư số 65/2016/TT-BQP.
Với nội dung huấn luyện dân quân tự vệ: Cử cán bộ thuộc Ban Chỉ huy quân sự tham gia tập huấn, triển khai công tác quân sự quốc phòng và lớp tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới về dân quân tự vệ theo kế hoạch của Cục Dân quân tự vệ, của Ban Chỉ huy quân sự địa phương.
Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy quân sự địa phương trong việc lập chương trình, kế hoạch huấn luyện, diễn tập chiến đấu trị an, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy... phù hợp với tình hình thực tể tại đơn vị mình. Kế hoạch huấn luyện, diễn tập phải chú trọng nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, khả năng hiệp đồng chiến đấu từ tổ đến trung đội; nâng cao khả năng sử dụng thành thạo vũ khí được trang bị.
Duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tăng cường bảo vệ an toàn trụ sở của đơn vị trong các ngày Lễ, Đại hội Đảng các cấp và các sự kiện trọng đại theo đúng hướng dẫn của cơ quan quân sự địa phương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Với công tác giáo dục kiến thức quốc phòng an ninh, thủ trưởng các đơn vị tổ chức quán triệt, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác QPQS: Tiếp tục triển khai thực hiện Luật giáo dục QPQS; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới; Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 3/10/2011 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa X về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Kết luận của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, “Bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; Kế hoạch của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương và các văn bản có liên quan.
Trong tổ chức quán triệt, phổ biển các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác QPQS, chú trọng tập trung nhấn mạnh vào nội đung của các văn bản sau: Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14; Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn; Luật Giáo dục quốc phòng an ninh số 30/2013/QH13; Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13; Luật Lực lượng dự bị động viên số 53/2019/QH14; Nghị định số 168/2018/NĐ-CP ngày 28/12/2018 về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương; Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây đựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ; Nghị định số 21/2019/NĐ-CP ngày 22/2/2019 của Chính phủ về khu vực phòng thủ; Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 2/1/2019 về phòng thủ dân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan quản lý để triển khai, thực hiện phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh tại NHNN Trung ương; tại NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố; tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh trong các cơ sở đào tạo thuộc NHNN: Cử giảng viên môn học giáo dục quốc phòng an ninh của đơn vị tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tổ chức theo đúng quy định tại Quyết định số 607/QĐ-TTg ngày 24/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Quốc phòng) trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho sinh viên theo hướng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, linh hoạt trong cách truyền tải; truyền tải những nội dung cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, thường xuyên cập nhật tình hình chủ quyền biên giới, biển, đảo đưa vào nội dung giảng dạy.
Về hoạt động ngân hàng gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, quân sự: Kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành với tăng cường, đảm bảo QPQS trong quá trình xây dựng, rà soát, chỉnh sửa, bổ sung cơ chế, chính sách tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực kinh tể quan trọng của nền kinh tế. Đổi với các ngân hàng thương mại, cần đặc biệt quan tâm đến đầu tư tín dụng đối với các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gần khu vực quân sự, địa bàn chiến lược trọng yếu về quốc phòng, như: Khu vực biên giới, hải đảo và vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...
Phối hợp chặt chẽ và thực hiện đúng theo hướng dẫn của ban chỉ huy quân sự các cấp về việc rà soát, bố sung xây dựng kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng (Kế hoạch B) theo Chỉ thị số 12/2008/CT-TTg ngày 26/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ và quy định chi tiết, hướng dần thi hành của Bộ Quốc phòng.
Tích cực triển khai thực hiện tốt việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện trên các mặt; Tuân thủ nghiêm theo đúng yêu cầu và hướng dẫn của địa phương trong việc tham gia xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn thành khu vực phòng thủ vững chắc theo các quy định hiện hành (Nghị định số 21/2019/NĐ-CP, Nghị định số 02/2019/NĐ-CP, Nghị định 164/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 17/2012/QĐ-TTg, Quyết định số 1042/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
Về công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự: Thường trực Ban Chỉ huy quân sự NHNN (Vụ Tổ chức cán bộ) kiểm tra công tác QPQS, dân quân tự vệ, giáo dục quổc phòng - an ninh của các đơn vị trong Ngành; tổ chức, thực hiện phù hợp với thực tế hoạt động của Ngành, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
Về tổ chức thực hiện, Kế hoạch nêu rõ: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, chỉ huy lực lượng tự vệ (đối với đơn vị chưa thành lập Ban Chỉ huy quân sự) của các đơn vị căn cứ vào Kế hoạch này và kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự địa phương, tham mưu cho cấp ủy, Thủ trưởng đơn vị đưa nội dung thực hiện công tác QPQS vào kế hoạch, chương trình công tác định kỳ hàng tháng, quý, năm; đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm công tác quốc phòng, quân sự tại đơn vị.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bào đảm kinh phí cho hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đúng nguyên tắc, hiệu quả và tiết kiệm.
Thường trực Ban Chỉ huy quân sự NHNN có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình tổ chức, triển khai thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, giáo dục quốc phòng an ninh, dân quân tự vệ tại các đơn vị; Định kỳ báo cáo Thống đốc NHNN và Cơ quan thường trực Bộ Quốc phòng.
Thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban, báo cáo, kiểm tra, sơ kết, tống kết công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng an ninh và công tác QPQS theo Nghị định số 168/2018/NĐ-CP ngày 28/12/2018 của Chính phủ (Cụ thể: Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 20/6; Báo cáo năm gửi trước ngày 20/10 hàng năm). Đồng thời, thực hiện các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban Chỉ huy quân sự NHNN.
Riêng báo cáo công tác QPQS của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Trụ sở NHNN do Ban Chỉ huy quân sự Cơ quan NHNN (Cục Quản trị) thực hiện.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN; Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Tổng Giám đốc các Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam; Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam; Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam; Nhà máy In tiền Quốc gia; Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch này, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ huy quân sự NHNN Việt Nam theo định kỳ quy định.