Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Kinh tế Nhật Bản giảm mạnh hơn dự báo

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Theo dữ liệu vừa được công bố, nền kinh tế Nhật Bản đã ghi nhận mức suy giảm lần đầu tiên trong vòng một năm trong quý I/2025, với tốc độ giảm sâu hơn dự báo.
aa
Thành viên BoJ kêu gọi duy trì lập trường thắt chặt NHTW Nhật phát tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất

Diễn biến này cho thấy đà phục hồi kinh tế của Nhật vẫn còn mong manh, trong bối cảnh các chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo thêm sức ép.

Kinh tế Nhật Bản giảm mạnh hơn dự báo
Kinh tế Nhật Bản giảm mạnh hơn dự báo

Số liệu mới làm sâu sắc hơn những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đang phải đối mặt, khi các mức thuế cao từ Mỹ phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô chủ lực.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản đã giảm 0,7% so với cùng kỳ trong quý I sau khi đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ, cao hơn nhiều so với mức giảm 0,2% theo dự báo trung bình của thị trường. Trước đó, GDP quý IV/2024 đã được điều chỉnh tăng 2,4%.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm là do tiêu dùng cá nhân trì trệ và xuất khẩu đi xuống, cho thấy nền kinh tế đã mất dần động lực từ nhu cầu bên ngoài ngay cả trước khi Tổng thống Trump công bố gói thuế “đối ứng toàn diện” vào ngày 2/4.

So với quý trước, GDP quý I của Nhật Bản giảm 0,2%, cũng vượt mức dự báo giảm 0,1% của thị trường.

Tiêu dùng tư nhân - đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội - gần như không tăng trưởng trong quý I, trái ngược với kỳ vọng tăng nhẹ 0,1%. Trong khi đó, chi tiêu cho đầu tư tài sản cố định tăng 1,4%, cao hơn đáng kể so với dự báo 0,8%.

Cầu từ khu vực nước ngoài đã làm giảm 0,8 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP, do xuất khẩu giảm 0,6% trong khi nhập khẩu tăng 2,9%. Ngược lại, cầu nội địa đóng góp tích cực 0,7 điểm phần trăm vào tăng trưởng.

Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Mỹ khơi mào đã khiến thị trường tài chính biến động mạnh và gây khó khăn cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc xác định thời điểm và phạm vi điều chỉnh lãi suất.

Sau khi chấm dứt chính sách kích thích tiền tệ kéo dài cả thập kỷ vào năm ngoái, BoJ đã nâng lãi suất chuẩn lên 0,5% trong tháng 1 và cho biết sẵn sàng tiếp tục tăng chi phí vay nếu đà phục hồi kinh tế ổn định, giúp Nhật đạt mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững.

Tuy nhiên, lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu do chính sách thương mại của Mỹ đã buộc BoJ phải cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng trong cuộc họp chính sách ngày 30/4-1/5, làm dấy lên hoài nghi về kỳ vọng rằng tăng lương bền vững sẽ tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng và tăng trưởng chung.

Mặc dù căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã có dấu hiệu hạ nhiệt, giúp thị trường và giới hoạch định chính sách tạm thời bớt lo ngại, vẫn chưa rõ liệu Nhật Bản có thể đạt được các ngoại lệ thuế quan trong đàm phán song phương với Washington hay không.

Dữ liệu GDP kém khả quan này cũng có thể làm gia tăng áp lực lên Thủ tướng Shigeru Ishiba trước yêu cầu của các nghị sĩ về việc giảm thuế hoặc triển khai một gói kích thích kinh tế mới.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.
Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ 3 trên 4 nhóm hàng nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

Các nhà phân tích cho biết việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) bất ngờ cắt giảm mạnh lãi suất vào tuần trước sẽ khiến đồng rupee dễ bị mất giá hơn nữa.
Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi các mức thuế của Mỹ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giao thương, trong khi giá xuất xưởng tiếp tục giảm sâu, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng hai năm.