Luẩn quẩn trong chính sách lao động
![]() | TPP và nguy cơ từ chính sách lao động |
![]() | Chính sách lao động, tiền lương: “Ổ gà” trên đường hội nhập |
![]() | Thiếu nhân lực: Lời giải là chính sách lao động |
Không có vướng mắc nào mới được nêu ra tại hội nghị “Đối thoại với DN về tình hình thực thi pháp luật lao động” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 2/6.
Đây không phải là biểu hiện đáng mừng. Bởi đó chính là các bức xúc đã dồn lại qua nhiều năm mà không được giải quyết. Cả 3 bên là cơ quan quản lý, người lao động, người sử dụng lao động đang có phần bế tắc trong việc tìm kiếm tiếng nói chung. Điều này cũng cho thấy pháp luật lao động đang gây ra điểm nghẽn trong môi trường đầu tư.
Không mới nhưng luôn nóng
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, ông Phạm Minh Huân đã phải thốt lên rằng: “Vướng mắc cứ lặp đi lặp lại nhưng cách giải quyết của chúng ta rất chậm”. Lý do là chính sách không thể cùng làm thoả lòng các bên.
Ông Huân đánh giá, các quy định pháp luật lao động được sửa đổi thời gian qua đã bảo vệ quyền lợi người lao động nhiều hơn, tuy nhiên lại tăng chi phí tuân thủ cho DN. Vì vậy dù vẫn tiến hành tổ chức thực thi, song các DN, NĐT cũng vẫn không ngừng khuyến nghị sửa đổi các quy định này để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.
![]() |
Chính sách lao động khó tìm tiếng nói chung từ các phía |
Theo phản ánh chung, cộng đồng DN cho rằng trong khoảng 3 năm gần đây, vấn đề quản lý lao động-tiền lương luôn là vấn đề “nóng” nhất. Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Hưng Yên cho rằng chính sách tiền lương phải tạo ra sự cạnh tranh cho DN, phù hợp đặc thù nền kinh tế, song trên thực tế lại chưa làm được điều này.
“Tại sao lại đặt vấn đề mức sống tối thiểu là phải đủ nuôi thêm 1 đứa con, bằng 0,7 nhu cầu người lao động? Người lao động trẻ mới đi làm thì thường chưa có con và khi có thì cũng chỉ nuôi đến 18 tuổi thôi chứ?”, ông Dương đặt vấn đề bằng một loạt câu hỏi. Tóm lại, ông cho rằng các căn cứ để tính lương tối thiểu hiện nay là chưa thoả đáng và gây ra nhiều khó khăn cho các DN, đặc biệt là DN thâm dụng lao động như dệt may, da giày…
Hay như quy định về việc làm thêm giờ, theo ông Dương cũng là chặn đường phát triển của DN. Ông cho biết, những quốc gia phát triển trên thế giới, người lao động vẫn làm thêm hàng trăm giờ một năm, như Nhật Bản 720 giờ, Trung Quốc là 600 giờ… Trong khi Việt Nam lại bị giới hạn ít hơn. Theo các DN đây là nghịch lý. Bởi hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phải tăng cường độ làm việc mới đuổi kịp được các quốc gia khác.
Giới hạn thời gian làm thêm quá eo hẹp cũng là cắt bớt thu nhập của người lao động. Ông Dương cho biết: “Nếu chúng ta cứ làm đúng 8 giờ/ngày thì người lao động chỉ có thể đạt được thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng, tiền đâu ra nâng cao chất lượng sống!”. Do đó, các DN tiếp tục kiến nghị cơ quan quản lý trả lại quyền quyết định số giờ làm thêm cho người lao động và người sử dụng lao động tự thoả thuận với nhau.
Vướng do quy định chồng chéo
Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho biết, các DN dệt may đã nhiều lần kiến nghị sửa đổi chính sách về tiền lương, đặc biệt là quy định tính lương tối thiểu và vẫn sẽ theo đuổi các kiến nghị này. Ông Cẩm phân tích, quy định mức lương tối thiểu quá cao như hiện nay cũng làm triệt tiêu động lực cố gắng của người lao động. Theo tính toán của các DN dệt may, lương trung bình của công nhân trong ngành này là khoảng 4,7 triệu đồng/người/tháng. Như vậy mức lương tối thiểu đã bằng khoảng 70% thu nhập trung bình.
Quan điểm của các DN dệt may là nên quy định mức lương tối thiểu linh động hơn, còn lại trong đó các khoản mềm để cộng vào lương sẽ tuỳ theo năng suất và đóng góp của người lao động. Đây là công cụ quan trọng để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất. Khi chốt cứng ở mức lương tối thiểu quá cao như hiện nay, DN phải dàn đều ra và như vậy là triệt tiêu luôn động lực khuyến khích của tiền lương.
Cũng theo ông Cẩm, từ khi Luật Lao động 2012 được ban hành tới nay đã có khoảng vài chục nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành. Tới nay hệ thống văn bản pháp luật đã phủ kín hầu hết các lĩnh vực trong quan hệ lao động. Tuy nhiên trong triển khai thực hiện lại phát sinh vấn đề chồng chéo, đồng thời trong khi ban hành văn bản cũng chưa lường hết các vấn đề mới phát sinh. Do đó luật ban hành nhiều song vẫn chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn.
Đơn cử như trong vấn đề tranh chấp lao động, chúng ta đã có quy định kỹ nhưng trong tổ chức thực thi vẫn chưa chuẩn. Ông Cẩm dẫn chứng, để tổ chức một cuộc đình công, người lao động phải mất 20-22 ngày thông báo, hoàn tất thủ tục. Nhưng trên thực tế, với những bức xúc của mình, người lao động không thể chờ thủ tục hoàn tất mới đình công. Vì vậy từ năm 2000 đến nay có khoảng 7.000 vụ đình công, nhưng tất cả đều là trái luật.
Mặc dù luật cũng quy định rõ khi làm trái luật thì phán quyết cụ thể của toà án là như thế nào, nhưng đến nay không có cuộc đình công nào có sự bồi thường từ phía người sử dụng lao động hay công đoàn. Vì vậy đình công diễn ra tràn lan, làm nản lòng DN, khiến NĐT nhìn vào cũng thêm ái ngại.
Ông Mai Đức Thiện, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH thừa nhận, sau khi Luật Lao động 2012 ra đời, số lượng nghị định, thông tư hướng dẫn ban hành kèm theo đã lên tới hơn 60 văn bản. Ông Thiện đánh giá, số lượng văn bản hướng dẫn trong 3 năm lớn như vậy thể hiện sự tập trung hướng dẫn của các cơ quan quản lý là hết sức nhanh chóng và kịp thời. Nhưng mặt khác, cũng gây nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí không đáp ứng được thực tiễn hoạt động của DN.
Các tin khác

FPT ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Mila

Tổng lợi nhuận sau thuế của 50 công ty niêm yết tốt nhất đạt 228.096 tỉ đồng

Báo chí - doanh nghiệp: Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu, cùng nhau vượt khó

Cải tiến công nghệ mở ra nhiều cơ hội

TOP 10 công ty đại chúng hiệu quả nhất năm 2023: “Gọi tên” HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa chất Đức Giang

Thủ tướng hai nước Việt Nam, Úc chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng thành phố Hồ Chí Minh – Brisbane của Vietjet

Bay quốc tế với vé 0 đồng từ hãng hàng không Vietjet

Nghị định 13 sẽ thúc đẩy văn hóa bảo mật dữ liệu trong doanh nghiệp

Mastercard tăng cường bảo vệ chống gian lận cho các doanh nghiệp thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Doanh nghiệp bán lẻ, tiêu dùng ứng phó với khó khăn

Doanh nghiệp sẽ tự tin hơn với “tấm hộ chiếu xanh”

Cơ hội hợp tác đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Dự kiến giảm tới 50% nhiều khoản thu phí, lệ phí

Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng
