Luật giao dịch điện tử: Mở đường cho chuyển đổi số Việt Nam
Mặc dù đã được tiếp thu, chỉnh lý tương đối cơ bản và đã có rất nhiều nội dung đã được sửa đổi, tuy nhiên, vẫn còn gần 20 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu về dự thảo.
“Tôi cho rằng điều rất đáng được quan tâm và được các đại biểu Quốc hội thảo luận là Điều 15 về giá trị pháp lý của việc chuyển đổi hình thức từ giấy sang thông điệp dữ liệu điện tử và ngược lại”, ông An nói và cho biết, thực tế chúng ta đang có câu chuyện là quản lý trên môi trường thực bằng giấy và quản lý trên môi trường ảo, tức là môi trường điện tử. Do đó, chúng ta cần phải quy định điều kiện nào của các văn bản được chuyển từ giấy sang hình thức điện tử; điều kiện nào chuyển từ hình thức điện tử sang giấy để nó tạo ra giá trị cho các hoạt động điều hành, quản lý, cho sản xuất kinh doanh…
![]() |
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV |
Trong khi đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (Đoàn Vĩnh Phúc) nhất trí cao với việc bổ sung quy định tại Điều 15 về việc chuyển đổi văn bản giấy sang văn bản điện tử và ngược lại, tuy nhiên dự thảo luật đang quy định “Chính phủ quy định chi tiết nội dung này”. Vì vậy đại biểu đề nghị cần quy định kỹ lưỡng ngay tại văn bản luật.
Theo đại biểu Đỗ Văn Yên (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu), giao dịch điện tử có phạm vi tác động rộng, trong đó có các quy định về bảo đảm, bảo mật, an ninh, an toàn thông tin của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử trong cung cấp, quản lý chứng thư điện tử và chi phí điện tử. Dự thảo luật đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện giao dịch điện tử là phù hợp. Tuy nhiên, những hành vi tiết lộ dữ liệu tạo chữ ký số, giả mạo chữ ký số cần được nghiêm cấm trong giao dịch điện tử. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung những hành vi trên để nâng cao hiệu lực của pháp luật và căn cứ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Đại biểu Trần Thị Thu Phước (Đoàn Kon Tum) cho biết, hiện nay, trên không gian mạng đang có hiện tượng lợi dụng, lừa đảo trong giao dịch điện tử. Để giảm thiểu tình trạng nguy hiểm này, bảo đảm quyền lợi của người thực hiện giao dịch cũng như môi trường giao dịch lành mạnh, Dự thảo luật cần bổ sung quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên nền tảng số; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc xác minh, làm rõ, giám sát, xử lý các vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh.
Ngoài ra, đại biểu cho rằng Dự thảo luật cần có quy định áp dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an làm tiêu chuẩn chung cho giao dịch trên môi trường điện tử (trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến).
Về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong giao dịch điện tử, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang) cho rằng, một việc chỉ nên giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính như Điều 7 dự thảo là hợp lý. Về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại, đại biểu cho rằng, nội dung này đã được tiếp thu, chỉnh lý, quy định tại Điều 31 về một đầu mối cấp phép dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, trong đó có dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cũng là quy định hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, đại biểu đề nghị khi triển khai cần có sự phối hợp đồng bộ giữa hai bộ là Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc cấp phép, quản lý giấy phép dịch vụ này.
Phát biểu giải trình tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, liên quan tới quản lý nhà nước có hai vấn đề đang cần nghiên cứu kỹ là quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ. Cơ quan thẩm tra đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Ủy ban Pháp luật, các cơ quan có liên quan để nghiên cứu, tiếp thu, dù phương án Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 không có nội dung này.
|
Các tin khác

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/9

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

8 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút 1,12 tỷ USD vốn FDI

Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/9

Trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực hiện thực hóa tiềm năng

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 19/9

Chuyển đổi công nghệ đột phá là cơ hội để bứt phá, vươn lên

Nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Khơi thông nguồn lực, phát huy năng lực nội sinh của doanh nghiệp và nền kinh tế

Việt Nam xếp thứ 106 trong số 165 quốc gia và vùng lãnh thổ về tự do kinh tế

Hoán chuyển những rủi ro, thách thức từ bên ngoài thành cơ hội cho Việt Nam

Chính thức khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 18/9

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Sống tận hưởng hay tích lũy - Gen Z có thể chọn cả hai
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?

“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ
