Nâng thương hiệu Việt từ tăng cường kiểm soát nội bộ
Bổ sung cơ sở pháp lý cho hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng | |
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM | |
An toàn nhà băng: Chú trọng kiểm tra, kiểm soát nội bộ |
Ảnh minh hoạ |
Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp trong thời gian qua khi nhắc về việc áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và quy tăc ứng xử trong kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định: Áp dụng cơ chế và qui tắc ứng xử chuẩn mực theo các thông lệ tốt trong quản lý nội bộ của doanh nghiệp, không chỉ góp phần xây dựng môi trường kinh doanh liêm chính, lành lạnh, phòng chống tham nhũng, mà còn giúp cho doanh nghiệp quản trị công ty hiệu quả, chuyên nghiệp hơn, quản trị rủi ro; qua đó còn giảm thiểu những thiệt hại trước những cú sốc tiêu cực từ bên ngoài cũng như trong quá trình hoạt động, nâng cao năng lực phát triển, sức cạnh tranh, năng xuất và uy tín thương hiệu…
Về phía các doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng ban Kiểm soát nội bộ Công ty TNHH Tùng Lâm cho biết: Các vị trí quản lý trong một tổ chức, doanh nghiệp dù giỏi đến đâu để đồng bộ phối hợp với nhau, ắt doanh nghiệp hay người đứng đầu phải biết bắt nhịp và giữ vai trò điều hành. Vì vậy, không gì hiệu quả bằng sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ để làm việc đúng quy trình, đúng thủ tục, kiểm soát được nguồn lực, nhất là kiểm soát được rủi ro. Từ đó, khẳng định uy tín và hình ảnh cho doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói, để doanh nghiệp ổn định và phát triển trong điều kiện hiện nay thì việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hướng tới xây dựng thương hiệu bền vững cần được coi là vấn đề ưu tiên.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở Việt Nam, áp dụng kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử đã tồn tại và phát triển nhưng phần lớn còn nhiều yếu kém, chưa phát huy hết vai trò công cụ quản lý của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm về xây dựng thương hiệu khi xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Theo đó, không ít doanh nghiệp không phân công trách nhiệm rõ ràng, không quy định rõ người chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng thương hiệu ở cấp độ toàn doanh nghiệp và từng bộ phận hoặc chưa có biện pháp đánh giá theo một hệ thống thống nhất mà còn thực hiện manh mún, nhỏ lẻ và không đồng bộ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
Nguyên nhân được nhiều doanh nghiệp chỉ ra rằng, việc thực hiện cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh vẫn còn gặp nhiều thách thức như tăng thêm chi phí, nhân lực cho hoạt động này.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng chỉ ra, yếu tố quyết định đến việc áp dụng thành công của cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử đó là nhận thức của người chủ doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp. Vì vậy, trước tiên cần phải nâng cao nhận thức của họ.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường kiểm soát nội bộ, nhiều đơn vị tổ chức đã có nhiều hoạt động thiết thực. Đơn cử như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) triển khai xây dựng cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh, sử dụng cẩm nang để tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 150 doanh nghiệp về cách thức xây dựng và triển khai cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, quản trị tốt rủi ro là một trong những yếu tố làm nên thương hiệu doanh nghiệp với đối tác. Quan điểm này được TS. Nguyễn Trung Thành, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội cho rằng: Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Một mặt, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các quan điểm hiện đại về rủi ro của các nước phát triển để có thể quản lý rủi ro một cách khoa học và hiệu quả. Mặt khác, giúp doanh nghiệp có cách nhìn mới về kiểm soát nội bộ bằng cách “đi tắt đón đầu” những cách thức mới được áp dụng ở các nước tiên tiến, qua đó, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình để phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý.