Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Ngân hàng gấp rút vào cuộc cho vay xanh

Minh Phương
Minh Phương  - 
Có hơn 10 NHTM đã tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) tại thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hồi đầu tháng 12 này. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ đã chứng kiến lễ trao 9 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành tổ chức, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển xanh.
aa
Cho vay xanh Quyết tâm thúc đẩy tín dụng xanh

Nguồn vốn cho vay xanh luôn sẵn sàng

Trong số các văn kiện này, đáng chú ý là các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa BIDV và ADB, Ngân hàng Standard Chartered và BIDV, Ngân hàng MUFG của Nhật Bản với VietinBank nhằm thúc đẩy và huy động nguồn tài chính bền vững, từ đó góp phần đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, thực hành ESG (môi trường - xã hội - quản trị) tại Việt Nam. Trong đó, MUFG cam kết hỗ trợ VietinBank thu xếp tới 1 tỷ USD nhằm phục vụ các dự án phát triển bền vững, mang lại lợi ích môi trường, xã hội và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu Net Zero, ngân hàng đang gấp rút vào cuộc cho vay xanh
Để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu Net Zero, ngân hàng đang gấp rút vào cuộc cho vay xanh

Ông Bill Winters, Tổng Giám đốc toàn cầu Standard Chartered cũng cho biết, ngân hàng này sẽ đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam huy động vốn, thu hút nguồn tài chính xanh, thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với triển khai các cam kết Net Zero (phát thải ròng bằng 0) đã đưa ra tại COP 26 trước đó, góp phần vào quá trình phát triển của Việt Nam, trong đó có xây dựng thị trường vốn xanh, thị trường tín chỉ carbon…

Trên thực tế, để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu Net Zero, nhiều ngân hàng đã và đang gấp rút vào cuộc. NamA Bank đã triển khai thí điểm Dự thảo Sách Trắng về mục tiêu trung hòa Carbon và đang tiếp tục triển khai tính toán mức phát thải CO2 tại một số đơn vị kinh doanh. Hoạt động này nhằm đánh giá, đo lường, tính toán mức độ phát thải CO2 vào các sản phẩm tín dụng xanh và ứng dụng chuyên sâu vào hoạt động vận hành. Chính sách cho vay tổng thể của ngân hàng này không chỉ áp dụng hệ thống quản lý môi trường và xã hội trong danh mục cho vay tín dụng xanh mà mục tiêu còn hướng đến hoạt động thân thiện và trách nhiệm với môi trường. Nhiều năm qua, Nam A Bank liên tục xây dựng thêm danh mục sản phẩm tín dụng xanh đa dạng, định hướng tập trung phát triển các lĩnh vực xe ô tô điện, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch...

Hay như tại HDBank, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc cho biết, trong lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng này tìm các nguồn lực tài chính quốc tế phát triển tín dụng nông nghiệp công nghệ cao, chẳng hạn như tài trợ các chuỗi giá trị có quy mô lớn như chuỗi Lộc Trời, chuỗi CP… HDBank cũng là một trong những ngân hàng thương mại dẫn đầu trong tín dụng xanh, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, với nhiều chương trình ưu đãi thiết thực liên tục được triển khai.

Theo số liệu thống kê mới nhất của NHNN Việt Nam, tính đến giữa năm 2023, dư nợ tín dụng xanh của toàn hệ thống vào khoảng 530.000 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng dư nợ hệ thống ngân hàng. Với việc các NHTM, để có nguồn vốn xanh, thời gian qua đã rất tích cực hợp tác với các định chế tài chính quốc tế, quỹ biến đổi khí hậu… đưa vốn xanh về Việt Nam để cho vay, điều này góp phần mở rộng khả năng cấp vốn xanh hơn nữa trong thời gian tới.

Cơ hội để doanh nghiệp tái cơ cấu hoạt động

Nguồn vốn xanh luôn có lãi suất thấp hơn khoảng 2% so với các nguồn vốn khác, đây sẽ là một lợi thế rất lớn để bên vay nâng khả năng cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Nhưng ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư VinaCapital cho rằng, để tiếp cận được nguồn vốn xanh, các doanh nghiệp phải xây dựng từng bước quy trình xanh hóa hoạt động sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến sử dụng tiết kiệm tài nguyên và có thể biến rác thải thành nguyên liệu đầu vào thông qua các tín chỉ - các hành động cụ thể để hướng đến sản xuất xanh.

Theo Bộ Công Thương, các yêu cầu về giảm thiểu carbon trong quá trình sản xuất đang được nhiều đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam đặt ra, Trong số đó, Thỏa thuận xanh châu Âu (EU Green Deal - EGD) với những yêu cầu mới đang rất được quan tâm bởi nó sẽ điều chỉnh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Trong đó, Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM) là bộ phận quan trọng nhất trong Thỏa thuận. Theo đó EU sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường này, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất ở nước sở tại.

CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ gây ô nhiễm cao như xi măng, thép, phân bón, nhôm, điện và hydro, là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của châu Âu. Cơ chế sẽ được công bố dần dần cho đến cuối năm 2025 và sau đó sẽ được áp dụng đầy đủ vào năm 2026. Với quy định này, các nhà nhập khẩu EU sẽ phải mua giấy chứng nhận, khai báo lượng khí thải có trong các sản phẩm nhập khẩu. Nếu họ có thể cung cấp thông tin đã được xác minh từ các nhà sản xuất bên ngoài EU rằng giá carbon đã được thanh toán trong quá trình sản xuất, thì giá này có thể được khấu trừ vào hóa đơn cuối cùng.

Cụ thể, giá carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU sẽ bắt đầu từ xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón và điện có hiệu lực hoàn toàn vào năm 2026. Trước đó, những yêu cầu đối với sản phẩm bền vững, có thể tái sử dụng, sửa chữa, tái chế và tiết kiệm năng lượng. Một số sáng kiến mới đang thực hiện, trong đó có bảo tồn đa dạng sinh học kêu gọi canh tác hữu cơ, giảm sử dụng thuốc trực sâu hóa học, phục hồi đất và giảm thất thoát chất dinh dưỡng từ phân bón.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển Tài chính carbon (CODE) cho rằng, các doanh nghiệp cần có hướng tìm nguồn nguyên liệu trong hoạt động sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu phù hợp với những yêu cầu của nhà nhập khẩu sẽ tránh được các vấn đề truy xuất nguồn gốc khi thực hiện sản xuất xanh xuất khẩu vào thị trường EU. Phát triển xanh là đòi hỏi của các quốc gia phát triển, tạo rất nhiều áp lực nên nền sản xuất của các nước đang phát triển và cũng đảm bảo an toàn môi trường trái đất.

Trong xu hướng xanh hóa của EU hạn định vào năm 2026 đang đến gần cũng là cơ hội cho doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức sản xuất cũ ít bền vững sang mô hình bền vững, minh bạch thông tin. Việc chuyển đổi này không chỉ giúp họ thuận lợi hơn trong tiếp cận các nguồn tài chính xanh, vốn đang có điều kiện mở rộng hơn với nhiều ưu đãi hơn, đồng thời còn giúp nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.

Minh Phương

Tin liên quan

Tin khác

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ

Chiều 20/6, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 với chủ đề “Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ” để thể hiện rõ quyết tâm chính trị và phương hướng hành động của Chi bộ trong nhiệm kỳ mới, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Một trong những vấn đề được đặt ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho kinh tế tư nhân. Trên thực tế, để kinh tế tư nhân bứt phá và trở thành trụ cột, một trong những vấn đề luôn được quan tâm đó chính là giúp tăng khả năng tiếp cận vốn để các doanh nghiệp phát triển. Đây là một bài toán lớn mà các doanh nghiệp nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) nói riêng đang rất cần được tháo gỡ.
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật những diễn biến mới nhất liên quan đến thị trường liên ngân hàng và ngoại tệ trong tuần từ ngày 9-13/6/2025.
Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát thực tiễn đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát thực tiễn đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Sáng 19/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã tham gia trả lời những vấn đề trọng tâm mà đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nâng cao vai trò của ngành Ngân hàng trong tăng trưởng kinh tế và chính sách hỗ trợ lãi suất 2%.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hệ thống tài chính – ngân hàng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trở thành một yếu tố quan trọng để giữ vững niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, nhiệm vụ này được giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) – tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.