Ngành dầu khí Việt Nam trước cơ hội chuyển mình
Triển vọng giá dầu và kim loại quý tuần từ 23-27/10 |
![]() |
Cho tới nay, rủi ro địa chính trị tại khu vực Trung Đông vẫn là chất xúc tác chính lên giá dầu. Những nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng Israel - Hamas đang làm cho giá dầu thô suy yếu so với tuần trước. Tuy nhiên, rủi ro xung đột leo thang còn tiềm ẩn, khiến cho giá dầu tiếp tục ở mức cao hơn so với trung bình nửa đầu năm nay.
Bên cạnh yếu tố địa chính trị, giá dầu cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi sự chuyển động của dòng tiền đầu tư liên thị trường. Trong đó, đà tăng của giá vấp phải lực cản từ đồng USD, khi mà chỉ số Dollar Index tiếp tục neo ở mức cao, trên ngưỡng 106 điểm.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm tin tức MXV, cho biết: "Tôi cho rằng những điều kiện quốc tế trái chiều sẽ khiến xu hướng giá dầu khó đoán định hơn. Trên thị trường hàng thực, giá dầu hiện tại có thể bị ảnh hưởng tiêu cực vì chi phí kinh doanh và giao nhận đi lên theo sức ép tỷ giá. Tuy nhiên, rủi ro tiềm ẩn về nguy cơ gián đoạn nguồn cung, bên cạnh chính sách cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất lớn vẫn sẽ khiến nhiều nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng và mua các hợp đồng dầu kỳ hạn tương lai".
Chuyển dịch sang nguồn năng lượng sạch để giảm thiểu rủi ro là tất yếu
Báo cáo tháng 10 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm 2023 đạt 102,06 triệu thùng/ngày và sẽ tăng lên mức 104,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024. OPEC hiện vẫn giữ quan điểm thận trọng nhất trong các tổ chức khi dự báo thị trường sẽ ở trạng thái thắt chặt giai đoạn quý IV năm nay, bởi sản lượng từ các quốc gia ngoài OPEC yếu đi.
Mức thâm hụt nguồn cung được OPEC dự báo có thể lên tới hơn 3 triệu thùng/ngày trong quý này. Tuy nhiên, con số trên sẽ còn thay đổi vì kịch bản xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn chưa xác định được quy mô trong tương lai. Nhìn chung, nguy cơ thâm hụt vẫn đang được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn.
Mặc dù vẫn là nguồn năng lượng chính trên thế giới, nhưng giai đoạn qua, việc sử dụng dầu thô cho thấy nhiều rủi ro về giá và ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế thế giới. Điều này đang góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch sang các nguồn năng lượng bền vững trong tương lai.
Về dài hạn, báo cáo Triển vọng Năng lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết tiêu thụ liệu hóa thạch thế giới sẽ đạt đỉnh vào năm 2030. Công suất năng lượng tái tạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 3.629 GW (Gigawat) lên 11.008 GW theo kịch bản “phát thải ròng bằng không” vào năm 2023.
![]() |
Đến năm 2030, IEA dự kiến số lượng ô tô điện trên đường sẽ tăng gần gấp 10 lần. Các nguồn năng lượng tái tạo được ước tính sẽ chiếm 80% công suất điện mới vào năm 2030, trong đó riêng năng lượng mặt trời chiếm hơn một nửa. Xu hướng này cộng với các chính sách hỗ trợ năng lượng sạch ở các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) sẽ làm giảm mức sử dụng dầu thô trong tương lai.
Việt Nam vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung xăng dầu thế giới, để giảm bớt, Chính phủ đang có nhiều chính sách để hiện thực hóa mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai. Trong bối cảnh nhiều rủi ro địa chính trị khó đoán, cùng biến động tài chính thế giới, việc tăng cường hợp tác với các quốc gia có thế mạnh về năng lượng, đa dạng hoá nguồn cung, và chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ năng lượng xanh sẽ là một giải pháp hữu hiệu đảm bảo ổn định giá cả trong nước.
Hợp tác quốc tế đem đến cơ hội 'tự chủ' nguồn cung cho ngành dầu khí
Sự biến động của thị trường dầu thô thế giới đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Cụ thể, nhập khẩu dầu thô và xăng dầu các loại đạt lần lượt 7,81 triệu tấn và 8,03 triệu tấn, tương đương với mức tăng trưởng 8,3% và 23,1%. Trái lại, lũy kế xuất khẩu dầu thô 9 tháng đạt 2,03 triệu tấn, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu xăng dầu các loại cũng giảm 9,1%, đạt 1,66 triệu tấn.
![]() |
Hơn nữa, Việt Nam cũng là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,4% và 6% trong hai năm 2024 và 2025. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ dầu thô nói riêng và năng lượng nói chung sẽ đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.
Song song với đảm bảo an ninh năng lượng và cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ theo sự phát triển của đất nước, Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế bền vững và xanh hóa ngành năng lượng. Quá trình này kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh qua mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Ngày 20/10 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm Saudi Arabia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - GCC, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Thủ tướng đã đề nghị Tập đoàn Saudi Aramco - một trong những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, tham gia đầu tư trong lĩnh vực dầu khí của nước ta.
Chuyến thăm của Thủ tướng cũng tái khẳng định tiềm năng hợp tác song phương giữa Saudi Arabia và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dầu khí. Sau buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn Saudi Aramco cũng bày tỏ mong muốn đầu tư và xây dựng một nhà máy lọc dầu ở Việt Nam.
Nếu kế hoạch xây dựng nhà máy lọc hóa dầu của Tập đoàn Aramco được triển khai sẽ có nhiều dự án đầu tư có giá trị, công nghệ cao có mặt tại Việt Nam. Hơn nữa, tập đoàn này cũng đang hướng tới đầu tư vào công nghệ mới phát thải carbon thấp, giúp hạn chế lượng khí thải gây ô nhiễm. Đây vốn là mục tiêu dài hạn của Chính phủ trong việc phát triển các dự án về năng lượng tái tạo.
Hợp tác này cũng mở ra nhiều triển vọng để cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ cho các doanh nghiệp ngành dầu khí; giúp đảm bảo nguồn cung trong nước, an ninh năng lượng và phát triển nền kinh tế bền vững trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Các tin khác

Doanh nghiệp dân tộc - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Cần 570 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng đến 2040

FCBV - Đột phá trong thông tin tín dụng Fintech

Khai trương Trung tâm ươm tạo và phát triển bán dẫn

Cơ hội mới cho doanh nghiệp đầu tư vào Khánh Hòa

Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng

Xây dựng hệ sinh thái cho kinh tế tư nhân vươn mình

Quản lý tài sản mã hóa, hướng nguồn lực phát triển kinh tế trong nước

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần đảm bảo lành mạnh, hiệu quả

Mở cơ hội giao thương giữa doanh nghiệp Việt và quốc tế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí: Cần tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế

Việt Nam - Singapore: Cùng kiến tạo chuỗi giá trị bán dẫn bền vững
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
