Ngành tôm chuyển mình toàn diện
![]() | Vực dậy ngành tôm |
![]() | Ngành tôm lớn nhưng chưa đủ mạnh |
![]() | Ngành tôm dễ rơi vào kịch bản kém khả quan |
Ngành tôm trong nước đặt mục tiêu sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD và tăng trưởng bình quân 9,5% - 12%/năm từ nay đến 2020. Đến những năm 2021 - 2025, Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp tôm công nghệ cao và các khu nuôi tôm sinh thái quy mô lớn, với cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật có đầu tư đồng bộ, hiệu quả và bền vững, để đưa ngành tôm đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD và tăng trưởng trung bình 12% - 14%/năm. Đây là Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm đến năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã trình Thủ tướng Chính phủ.
![]() |
Ngành tôm hướng tới mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD và tăng trưởng trung bình 12% - 14%/năm |
Theo ông Như Văn Cẩn, Vụ Trưởng vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN&PTNT) sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam có vị thế lớn trong ngành tôm toàn cầu. Bởi hiện nay Việt Nam đứng thứ ba về sản xuất tôm trên thế giới, sản lượng khoảng 650.000 tấn/năm. Là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm sú (sản lượng 300.000 tấn/năm) và luôn nằm trong TOP 5 quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Tôm Việt Nam đã xuất khẩu đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam cũng là nhà cung cấp tôm lớn nhất vào thị trường Nhật Bản, lớn thứ ba ở thị trường Hoa Kỳ và thứ tư tại Châu Âu (EU)... Vì vậy, Bộ NN&PTNT đã có Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Cụ thể, từ năm 2017, sẽ phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là lợi thế nuôi tôm sú và các lợi thế về thị trường, công nghệ chế biến, kinh nghiệm của người dân để phát triển ngành tôm hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa ngành tôm phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ cao quy mô lớn và thân thiện môi trường; Sản phẩm tôm có chất lượng cao (tôm sinh thái, hữu cơ, có chứng nhận...) hướng tới không sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi, tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm; Đưa ngành tôm gắn với thị trường tiêu thụ và xây dựng các thương hiệu mạnh.
Theo kế hoạch đề ra, từ nay đến năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 710.000 ha, tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 850.000 tấn; mở rộng tăng đến 750.000 ha và 1,1 triệu tấn sản lượng trong giai đoạn 2020 - 2025. Bộ NN&PTNN sẽ xem xét đến các vùng nuôi tôm sử dụng mô hình công nghiệp và công nghệ cao, đặc biệt ở vùng ĐBSCL và vùng duyên hải miền Trung nhằm tăng năng suất trung bình lên 1 triệu tấn/ha.
Đồng thời, sẽ xây dựng và phát triển các vùng sinh thái có quy mô lớn ở vùng ĐBSCL, tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh. Tỉnh Cà Mau sẽ trở thành trung tâm nuôi tôm sú sinh thái. Tôm nước ngọt sẽ được nuôi ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre; tôm hùm sẽ được nuôi ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho hay, để thực hiện kế hoạch đề ra, hàng loạt giải pháp tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, chính sách, thị trường tiêu thụ… đang được xúc tiến. Cụ thể như nghiên cứu thông tin về thị hiếu tiêu dùng, chủng loại sản phẩm của thị trường trong nước và thế giới; Xác định mức độ cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác để xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường hiệu quả; Phổ biến các quy định trong những Hiệp định thương mại tự do (giữa Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới) đến các DN, người sản xuất tôm, để định hướng xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm phù hợp; Đấu tranh, xử lý các vụ kiện chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật, thương mại bất hợp lý của thị trường nhập khẩu không để bị động về thị trường.
Bên cạnh đó, giải pháp về cơ chế chính sách cũng được tính toán chi tiết, khuyến khích áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới trong sản xuất ở các khâu của chuỗi tôm. Về đất đai, sẽ tiến hành dồn điền tạo vùng sản xuất tập trung, trong đó DN là trung tâm.
Cùng với đó, có chính sách miễn, giảm thuế đất, thuế môn bài, phí môi trường, thủy lợi… cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm tôm; tín dụng ưu đãi đặc biệt (được vay miễn thế chấp hoặc sử dụng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng sản xuất để thế chấp) cho các hộ nuôi tôm trong quy hoạch, áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm; Xây dựng cơ chế bảo hiểm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất tôm. Khuyến khích các công ty bảo hiểm tham gia vào bảo hiểm ngành tôm. ..
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu tôm dự kiến đạt trên 3,4 tỷ USD (quý I/2017 xuất khẩu tôm đạt trên 600 triệu USD). Mặc dù ngành tôm năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 gặp khó khăn do thời tiết, xâm nhập mặn và dịch bệnh, cùng với đó là các thị trường xuất khẩu đều tăng rào cản kỹ thuật, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng khoảng 7% so với năm trước đó nhờ giá tôm thế giới tăng. Riêng những thị trường lớn của tôm Việt Nam như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản… tuy có khó hơn về yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng. Điều này cho thấy, ngành tôm đang phát triển mạnh, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, DN.
Các tin khác

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho đầu tư công nghệ cao toàn cầu

Hà Nội "nóng" lên với Triển lãm và Diễn đàn Năng lượng Việt - Trung - ASEAN

Thuế đối ứng của Mỹ: Doanh nghiệp cần tăng sức chống chịu

AI - đòn bẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt

Minh bạch xuất xứ hàng hóa là yêu cầu bắt buộc

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức

Vietnam Airlines tiên phong ứng dụng định danh và xác thực điện tử toàn hành trình trong thủ tục bay

TS Trần Đình Thiên: “Sau APEC 2027, Phú Quốc sẽ bước sang ngưỡng phát triển hoàn toàn khác”

Doanh nghiệp hướng tới phục vụ khách hàng cao cấp

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Động lực tăng trưởng mới từ khu thương mại tự do

Ngành xây dựng bứt phá nhờ sự phục hồi bất động sản và dòng vốn FDI

Hợp tác công - tư hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong chuyển đổi xanh
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
