Nhiều ngân hàng trung ương tiếp tục tăng dự trữ vàng
Các ngân hàng trung ương vẫn cam kết mua vàng trong tháng Một. |
Đóng góp vào kết quả trên, có ba ngân hàng trung ương mua vào 44 tấn và một ngân hàng bán ra trên 12 tấn và một ngân hàng chuyển nguồn dự trữ 1 tấn.
Ngân hàng mua lớn nhất năm 2022 đồng thời cũng là người mua lớn nhất vào tháng Một, đó là Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi đã bổ sung 23 tấn vào dự trữ vàng chính thức của mình, hiện tổng lượng dự trữ ở mức 565 tấn. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cũng đã mua thêm 15 tấn vàng trong tháng Một, sau khi mua vào 47 tấn trong tháng 11 và 12/2022. Dự trữ vàng của họ hiện đạt tổng cộng 2.025 tấn (3,7% tổng dự trữ của ngân hàng). Ngân hàng Quốc gia Kazakhstan đã tăng dự trữ vàng thêm 4 tấn vào tháng Một, đưa lượng vàng dự trữ lên 356 tấn.
Riêng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã báo cáo dự trữ vàng của mình tăng gần 2 tấn vào tháng Một, tuy nhiên đó không phải là giao dịch mua hoàn toàn của ngân hàng. Kết quả này liên quan đến việc Croatia gia nhập liên minh tiền tệ châu Âu, và quốc gia này được yêu cầu chuyển vàng như một phần của việc chuyển tài sản dự trữ cho ECB. Trước đó, Croatia đã mua gần 2 tấn vàng vào tháng 12/2022 .
Ngân hàng Trung ương Uzbekistan là bên bán duy nhất trong tháng Một khi giảm dự trữ vàng chính thức gần 12 tấn (-3%). Lượng vàng nắm giữ của ngân hàng này hiện còn 384 tấn, chiếm 66% tổng lượng dự trữ của ngân hàng.
Việc mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương đã diễn ra mạnh mẽ trong những tháng gần đây.
“Nhìn về phía trước, chúng tôi thấy có rất ít lý do để nghi ngờ rằng các ngân hàng trung ương sẽ vẫn tích cực mua ròng vào năm 2023... Rất khó để xác định giá trị bao nhiêu, nhưng nó cũng hợp lý khi tin rằng nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương trong năm 2023 sẽ khó có thể đạt được mức như năm ngoái”, ấn phẩm Xu hướng nhu cầu vàng mới của Hội đồng Vàng Thế giới cho biết.