Quyết liệt xử lý những điểm nghẽn
![]() | Ngân hàng đồng loạt ưu đãi lãi suất vay |
![]() | Sẽ có gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng |
![]() | Lạm phát tháng 2 giảm: Chưa mừng, đã lo |
![]() |
TS. Trần Du Lịch |
Ông đánh giá thế nào về mức độ tác động của dịch Covid-19?
Tôi cho rằng, tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế khá mạnh. Vì nó không chỉ tác động tới vài ngành mà tới rất nhiều lĩnh vực, hoạt động kinh tế mang tính lây chuyền. Chẳng hạn, ngành chịu tác động trực tiếp nặng nề như du lịch đã kéo theo ảnh hưởng đến những ngành khác như giao thông, hàng không...
Trước tình hình này, Chính phủ và các bộ, ngành đã vào cuộc rất nhanh, đưa ra nhiều quyết sách hiệu quả để duy trì tăng trưởng ở mức tốt nhất như chúng ta thấy, nếu đặt trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Theo ông, có cần điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hay cần thêm gói kích thích kinh tế?
Hiện tại chúng ta vẫn chưa đủ dữ liệu chính xác để tính toán đưa ra mức điều chỉnh giảm bao nhiêu. Về quan điểm chung là không nên đặt vấn đề điều chỉnh mục tiêu, đây cũng là mục tiêu mà Quốc hội giao. Theo chỉ đạo của Thủ tướng có thể thấy rõ chúng ta không bàn chuyện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, mà phải bàn giải pháp làm sao khắc phục khó khăn, để trong điều kiện đó có mức tăng trưởng kinh tế tốt nhất có thể. Bởi kinh tế Việt Nam vẫn phải phấn đấu cho mục tiêu tăng trưởng để giải quyết nhiều vấn đề về ngân sách, kinh tế, xã hội...
Tuy không đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu, nhưng theo tôi trong điều hành Chính phủ cần tính toán, dự báo mức giảm như thế nào để cân đối những yếu tố liên quan đến tăng trưởng GDP như thu ngân sách, nợ công, lạm phát, ngân hàng tính toán dòng tín dụng… để có phương án điều hành phù hợp với thực tế.
Còn về gói kích cầu, tôi cho rằng chưa cần thiết đến một gói kích thích kinh tế nào, nhằm tránh tình trạng như đã xảy ra năm 2010 để lại hậu quả cho nền kinh tế và phải xử lý. Theo tôi, trước mắt cần có giải pháp tình thế để hỗ trợ DN gặp khó khăn trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành hiện nay...
Vậy, theo ông, những giải pháp nào cần triển khai sắp tới để hỗ trợ DN?
Theo tôi, cần phải có một số giải pháp pháp tình thế để xử lý những DN gặp khó khăn trực tiếp do tác động của Covid-19 trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xuất khẩu, các DN khó khăn về nguồn nguyên liệu… Trước mắt, theo quan điểm của tôi là nên tập trung lớn nhất vào các biện pháp liên quan đến các khoản thuế, phí để giảm khó khăn cho DN. Chẳng hạn, một số đối tượng DN chịu tác động trực tiếp từ dịch bệnh được giãn thời gian nộp thuế năm 2019, hay giảm một số loại phí… Nhưng chính sách này không nên gọi là gói hỗ trợ mà đó là giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt cho DN và cần được làm thận trọng đúng đối tượng không tràn lan dễ gây méo mó thị trường.
Về lâu dài, chúng ta cần có những biện pháp dài hơi hơn. Dịch bệnh này cho thấy một điều, các DN phụ thuộc quá lớn vào thị trường nhập khẩu nguyên liệu Trung Quốc và xuất khẩu sang Trung Quốc nên phải tái cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên liệu và đầu ra để tránh phụ thuộc vào một thị trường quá nhiều.
Thời gian qua, tuy Chính phủ đã nỗ lực trong vấn đề xử lý điểm nghẽn của nền kinh tế, nhưng tôi cho rằng cần phải làm quyết liệt hơn nữa. Đây là cơ hội để Chính phủ làm mạnh hơn cải cách thủ tục hành chính, giải quyết các điểm nghẽn như Thủ tướng nói là “virus trì trệ”. Từ cấp phép xây dựng, thủ tục đầu tư, giải ngân đầu tư công… phải tháo gỡ ngay trong quý I. Trong những cải cách đó, Chính phủ sẽ giải quyết vấn đề gì. Vấn đề nào liên quan đến luật thì kế hoạch trình Quốc hội giải quyết ra sao. Ngoài ra, cần có giải pháp cụ thể giúp nền kinh tế hấp thụ vốn tốt lên. Tất cả phải xắn tay vào làm ngay với kế hoạch cụ thể chứ không nói chơi được. Đây là nguồn lực kích thích nền kinh tế rất lớn.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

VND lên giá do những yếu tố nào?

Phòng ngừa gian lận, lừa đảo giao dịch điện tử: Nhận thức đúng, đủ

Đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi kinh tế

Minh bạch hoá lãi suất

Hỗ trợ nền kinh tế: Dư địa chính sách tiền tệ đã gần tới hạn

Tác động dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam và những khuyến nghị chính sách

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
