Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Sức hấp dẫn nào từ cổ phiếu ngân hàng?

Đức Ngọc
Đức Ngọc  - 
Sau mùa báo cáo tài chính (BCTC) năm 2023 với nhiều điểm nhấn tích cực, nhóm ngân hàng được kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận trong năm nay. Thực tế cho thấy, hàng loạt nhà băng thời gian qua đã công bố mục tiêu kinh doanh năm 2024 với gam màu tươi sáng.
aa

Theo đó, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) đặt kế hoạch tổng lợi nhuận trước thuế tăng hơn 9,62% so với thực hiện năm 2023. Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2024 tăng 12%, tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 11%. Tăng trưởng cho vay khách hàng là 14% đạt 555.866 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%, con số này cuối năm 2023 là 1,21%.

Một cái tên khác là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 tăng 13% so với năm 2023. Tổng tài sản dự kiến tăng 20%, đạt 492.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024. Dư nợ tín dụng tăng 20%, đạt 320.600 tỷ đồng. Huy động vốn được dự kiến tăng trưởng 21% lên mức 315.200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Sức hấp dẫn nào từ cổ phiếu ngân hàng?

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng 21% so với thực hiện năm 2023. Quy mô tài sản Nam A Bank dự kiến 232.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kỳ vọng duy trì quanh mức 2%, biên lãi thuần (NIM) khoảng trên 3,3%.

Bên cạnh những cái tên kể trên, nhiều nhà băng dù chưa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), nhưng đã hé mở kế hoạch kinh doanh năm nay.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 2024, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HoSE: VCB - Vietcombank) tiết lộ mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng ít nhất 10%.

Về phía Ngân hàng TMCP Quân đội (HoSE: MBB), đơn vị này đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận đạt 10% trong năm 2024; tăng trưởng tín dụng cao hơn mức 16% được NHNN giao.

Một nhà băng khác là Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank - HoSE: HDB) đề ra kế hoạch lãi trước thuế năm 2024 tăng tối thiểu 20% so với thực hiện năm 2023. NIM được dự báo sẽ ổn định trong khoảng từ 5 đến 5,2% nhờ lãi suất cho vay giảm mạnh trong khi tăng trưởng tín dụng được duy trì tốt.

Các chuyên gia nhìn nhận, triển vọng lợi nhuận nhóm ngân hàng trong thời gian tới sẽ có sự phân hóa mạnh. Những ngân hàng thuộc “top” đầu, lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, trong khi các cái tên thuộc nhóm vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải tập trung khắc phục rủi ro nợ xấu, quản trị tài sản, hoặc tạo “bộ đệm” dự phòng tốt.

Còn theo Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), nợ xấu vẫn là mối lo của ngành Ngân hàng, nhất là khi được dự báo sẽ đạt đỉnh trong năm 2024. Do đó, dù đạt lợi nhuận cao, ngân hàng cũng phải dự phòng lớn. Bên cạnh đó, về biên lợi nhuận trong năm 2024, nhiều ý kiến cho rằng có khả năng đi ngang, nên các nhà băng thường đặt kế hoạch tăng trưởng dè dặt.

Nỗi lo này có cơ sở bởi năm 2024, ngành Ngân hàng được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do nguồn thu không còn đa dạng như các năm trước và phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng (hay còn gọi là lãi thuần). Giới chuyên gia cũng nhìn nhận, mảng Bancassurance (bảo hiểm) năm nay cũng sẽ không thuận lợi. Lĩnh vực trái phiếu dù đã có những tiến triển tích cực nhưng có thể chỉ có một vài ngân hàng lớn có nguồn thu.

Mặt khác, nguồn thu từ tín dụng cũng bị ảnh hưởng bởi lãi suất huy động được đánh giá không còn dư địa giảm (và thậm chí một số dự báo có thể tăng trở lại), trong khi lãi suất cho vay giảm sẽ khiến NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) các nhà băng, đặc biệt là nhóm nhà băng vừa và nhỏ bị thu hẹp và gặp nhiều khó khăn.

Bất chấp những khó khăn kể trên, nhóm ngân hàng vẫn được giới chuyên gia đánh giá có sức hấp dẫn để thu hút dòng tiền.

Điều này được chứng minh qua thực tế khi tính từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tăng rất tốt, thống kê cho thấy nhiều mã đạt mức tăng 2 chữ số như: BID (+19,07%), VAB (+15,71%), VCB (+12,93%), VIB (+10,86%)… Sự tích cực của cổ phiếu “vua” là động lực quan trọng để VN-Index “bay cao” trong thời gian qua.

Dù vậy, để cổ phiếu “vua” tiếp tục hút tiền trong phần còn lại của năm 2024 còn phụ thuộc vào câu chuyện riêng của từng mã. Giới chuyên gia dự báo hai yếu tố hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng là cổ tức tiền mặt và phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Điển hình là VIB sẽ trình ĐHĐCĐ phương án phát hành 431,3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 17%, giúp vốn điều lệ của ngân hàng tăng thêm 4.312,6 tỷ đồng. Ngoài ra, VIB cũng phát hành 11,1 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên, tương ứng tỷ lệ 0,44%, giúp vốn điều lệ tăng thêm 110,6 tỷ đồng. Cổ phiếu thưởng cho cổ đông không bị hạn chế chuyển nhượng, trong khi cổ phiếu cho cán bộ nhân viên bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Đặc biệt, nhà băng này dự kiến chỉ trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ tối đa là 12,5%.

Tương tự, ACB cũng cho biết kế hoạch chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 25%, trong đó 15% cổ phiếu và 10% tiền mặt.

Ngoài ra, đó còn là câu chuyện “bán vốn”, như thương vụ Vietcombank chào bán riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược. Theo nguồn tin của Bloomberg, Vietcombank có thể tiếp cận được các nhà đầu tư nước ngoài lớn và đợt chào bán vốn sẽ diễn ra trong nửa cuối năm 2024, qua đó, dự kiến thu về được khoảng 1 tỷ USD (tương đương 24.450 tỷ đồng).

Đức Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.
POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã: POW) đang cho thấy sự trở lại mạnh mẽ trong năm 2025, khi những khó khăn của giai đoạn trước dần được thay thế bằng loạt yếu tố thuận lợi đến từ thị trường, nguồn cung và chính sách điều hành. Đặc biệt, điện khí là mảng từng trầm lắng lại đang hồi phục mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng không chỉ cho kết quả kinh doanh ngắn hạn mà còn cho triển vọng trung và dài hạn.
Thanh khoản lao dốc, VN-Index giảm hơn 1 điểm

Thanh khoản lao dốc, VN-Index giảm hơn 1 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/6, VN-Index giảm nhẹ 1,03 điểm (-0,08%) xuống 1.315,2 điểm, trong khi HNX-Index cũng mất 0,17 điểm (-0,08%) về 226,23 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục lao dốc, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những tín hiệu không rõ ràng về xu hướng ngắn hạn.
Chứng khoán Mỹ bật tăng: Giá dầu, tiêu dùng lên ngôi giữa lúc Fed “án binh bất động”

Chứng khoán Mỹ bật tăng: Giá dầu, tiêu dùng lên ngôi giữa lúc Fed “án binh bất động”

Phiên giao dịch ngày 10/6 (theo giờ Mỹ, tức rạng sáng 11/6 theo giờ Việt Nam) khép lại trong sắc xanh trên cả ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ, với động lực đến từ đà tăng mạnh của nhóm năng lượng và tiêu dùng không thiết yếu. Bên cạnh đó, các diễn biến về chính sách tiền tệ và thương mại quốc tế tiếp tục tác động đến tâm lý thị trường.
VN-Index tăng gần 6 điểm nhờ lực kéo cuối phiên

VN-Index tăng gần 6 điểm nhờ lực kéo cuối phiên

Phiên giao dịch ngày 10/6 khép lại với sắc xanh nhạt, khi mà chỉ số VN-Index tăng nhẹ 5,66 điểm (+0,43%) lên mức 1.316,23 điểm. Tuy nhiên, thị trường tiếp tục thể hiện trạng thái phân hóa rõ rệt, dòng tiền dè dặt và nhịp tăng vẫn thiên về yếu tố phục hồi kỹ thuật hơn là xu hướng tăng bền vững.
Chứng khoán Mỹ: Tâm lý thị trường nhạy cảm với rủi ro lạm phát và thuế quan

Chứng khoán Mỹ: Tâm lý thị trường nhạy cảm với rủi ro lạm phát và thuế quan

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 10/6 giờ Việt Nam), thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biến trái chiều, trong bối cảnh nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước loạt dữ liệu lạm phát quan trọng sẽ được công bố trong tuần này.
SHB chi cổ tức tiền mặt khủng, cổ phiếu vào sóng mới

SHB chi cổ tức tiền mặt khủng, cổ phiếu vào sóng mới

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHB) đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của giới đầu tư khi chuẩn bị “mở két” chi trả hơn 2.000 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt và nhận được lực mua ròng mạnh mẽ từ khối ngoại. Những tín hiệu tích cực cả về hoạt động kinh doanh lẫn kỳ vọng dòng vốn ngoại đang tạo đà mới cho cổ phiếu SHB trong bối cảnh thị trường đang tìm kiếm các mã ngân hàng có định giá hấp dẫn.
VN-Index rung lắc mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ 1.300-1.320 điểm

VN-Index rung lắc mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ 1.300-1.320 điểm

Tuần giao dịch từ 9-13/6 được dự báo sẽ là giai đoạn bản lề của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index kiểm định vùng hỗ trợ then chốt quanh mốc 1.320 điểm. Đây được xem là mốc kỹ thuật quan trọng, quyết định khả năng duy trì xu hướng tăng ngắn hạn hay bước vào một nhịp điều chỉnh sâu hơn.
Phố Wall thăng hoa nhờ dữ liệu việc làm tích cực và những thông tin đáng chú ý tuần qua

Phố Wall thăng hoa nhờ dữ liệu việc làm tích cực và những thông tin đáng chú ý tuần qua

Chứng khoán Mỹ khép lại tuần trước với sắc xanh trên diện rộng, sau khi báo cáo việc làm tháng Năm công bố vào thứ Sáu củng cố đà tăng hàng tuần của cả ba chỉ số chính. Cụ thể, Nasdaq Composite tăng hơn 2,3%, S&P 500 tăng khoảng 1,6%, còn Dow Jones Industrial Average tăng hơn 1%.