Tăng cường giám sát đảm bảo an toàn, hiệu quả của các hệ thống thanh toán
Theo cơ quan soạn thảo, hệ thống thanh toán đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại, là cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính đóng vai trò kênh hiệu quả để truyền tải và thực thi chính sách tiền tệ, đồng thời là cơ sở hạ tầng để thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính. Trong đó, các hệ thống thanh toán quan trọng là bộ phận cốt lõi của thị trường tài chính mà các tổ chức vận hành, các thành viên tham gia có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, an toàn; việc một hệ thống thanh toán quan trọng không hoạt động thông suốt, ổn định (như sự kiện thành viên không thể chi trả các nghĩa vụ thanh toán đến hạn trong một hệ thống thanh toán quan trọng) có khả năng lan truyền rủi ro hệ thống tới toàn bộ thị trường tài chính. Do đó, hoạt động giám sát của NHNN để kịp thời đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả của các hệ thống thanh toán quan trọng rất cần thiết cho sự ổn định chung của toàn thị trường tài chính.
![]() |
Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, tại Việt Nam chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT vào quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán cũng góp phần tạo sự đa dạng, thuận tiện của các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Các hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ cuối cùng tuy không tạo ra rủi ro hệ thống tới toàn bộ thị trường tài chính nhưng cũng đặt ra những vấn đề về an toàn, an ninh trong lĩnh vực thanh toán. Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao diễn biến phức tạp đã đặt ra thách thức mới trong vấn đề tăng cường lòng tin của công chúng đối với dịch vụ, đảm bảo việc sử dụng dịch vụ an toàn, không bị lợi dụng cho các mục đích bất hợp pháp; bảo vệ người tiêu dùng… Các rủi ro này khi phát sinh rất dễ tác động đến dư luận, ảnh hưởng đến sự tin cậy của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần thực hiện giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT nhằm góp phần đảm bảo tính tuân thủ trong cung ứng dịch vụ TGTT, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, bảo vệ người tiêu dùng.
Quan điểm xây dựng Thông tư, đảm bảo phù hợp và kịp thời hướng dẫn các quy định mới về hoạt động giám sát của NHNN tại Nghị định thay thế Nghị định số 101; Tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo tính khách quan, minh bạch cho hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán và giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT, góp phần đảm bảo hoạt động thanh toán được diễn ra ổn định, an toàn, hiệu quả; Xây dựng các quy định về hoạt động giám sát của NHNN trên cơ sở đánh giá sự cần thiết và phù hợp với nguồn lực giám sát.; Xây dựng các quy định về hoạt động giám sát của NHNN trên cơ sở kế thừa các quy định hợp lý, hiệu quả tại văn bản pháp luật hiện hành (Thông tư 20, Thông tư 39); khắc phục hạn chế, vướng mắc tại các quy định hiện hành, bổ sung các nội dung cần thiết để đảm bảo mục tiêu giám sát.
Dự thảo Thông tư dự kiến gồm 6 chương, 26 điều. Tại Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều sau: bổ sung cụm từ “hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán” để phù hợp với quy định về hoạt động giám sát của NHNN tại Luật NHNN và Nghị định thay thế Nghị định 101; Tại Điều 1 bổ sung phạm vi giám sát bao gồm hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT của tổ chức được NHNN cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT để hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ giám sát của NHNN quy định tại Luật NHNN và Nghị định về TTKDTM; Bổ sung Điều 4 quy định tổng quát về các hoạt động giám sát. Về cơ bản, các hoạt động giám sát được giữ nguyên, tương tự quy định tại Thông tư 20. Các hoạt động giám sát được chi tiết tại các Chương tương ứng về giám sát hệ thống thanh toán quan trọng và giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT.
Các tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số để tối ưu hóa hoạt động

Agribank tập trung toàn lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Tăng cường khung pháp lý kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

PVConnect OIL - Giải pháp số tiên phong cho doanh nghiệp xăng dầu tại Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể dữ liệu
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cơn bão thuế quan và biến động kinh tế

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
