Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Tăng trưởng lợi nhuận 20% của VPBank trong quý I đến từ đâu?

Mai Hạ
Mai Hạ  - 
Trong quý đầu năm, các chỉ tiêu như lợi nhuận, tài sản, tín dụng và huy động của VPBank đều vượt trội hơn so với trung bình toàn ngành, phản ánh sức bật mạnh mẽ, hiệu quả trong hoạt động giữa bối cảnh vĩ mô còn nhiều biến số bất định.
aa
Đại hội đồng cổ đông VPBank: Bầu nhân sự nhiệm kỳ mới, thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ USD VPBank thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế 1 tỷ USD

Nối tiếp bước chạy đà tích cực trong năm 2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) kết thúc quý I/2025 với lợi nhuận tăng trưởng 20% so với cùng kỳ, cao hơn trung bình ngành. Tín dụng tiếp tục mở rộng, trong khi chi phí huy động được tối ưu và chất lượng tài sản được kiểm soát tốt là những tiền đề giúp VPBank khởi đầu năm nay với kết quả tích cực.

Kết quả vượt trội so với trung bình ngành ngân hàng

Theo dữ liệu từ WiChart, lợi nhuận trước thuế quý I của 27 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UPCoM ở mức hơn 82.000 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận hợp nhất của VPBank đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20%, với sự đóng góp từ cả ngân hàng mẹ và các đơn vị thành viên trong hệ sinh thái.

Cùng lợi nhuận bứt phá, tổng tài sản của VPBank vọt lên hơn 994.000 tỷ đồng, tăng trưởng 7,6% chỉ trong một quý, so với trung bình ngành chỉ gần 2,8%. Kết quả trên đưa VPBank vào nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có quy mô tổng tài sản lớn nhất thị trường.

Tăng trưởng tín dụng và huy động của ngân hàng cũng cho thấy sự đồng bộ. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Tổng Cục Thống kê, đến cuối tháng 3, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 3,93%, huy động ở mức 1,36% (tại ngày 25/3). Trong cùng thời gian đó, tín dụng hợp nhất của VPBank tăng 5,2% so với đầu năm, còn huy động lên tới 14,2%.

Biểu đồ so sánh tăng trưởng lợi nhuận, tín dụng và huy động của VPBank so với trung bình ngành
Biểu đồ so sánh tăng trưởng lợi nhuận, tín dụng và huy động của VPBank so với trung bình ngành

Giải mã đà tăng trưởng của VPBank

Con số lợi nhuận tích cực của VPBank trong quý đầu năm 2025 có sự đóng góp từ cả ngân hàng mẹ và các công ty con. Cụ thể, ngân hàng mẹ mang về 4.942 tỷ đồng, trong khi FE CREDIT có lãi trở lại trong quý thứ 4 liên tiếp, VPBankS đạt lợi nhuận 351 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm 2024.

Với ngân hàng mẹ VPBank, tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và thu từ nợ đã xử lý rủi ro là các động lực chính ở phía doanh thu.

Trong quý đầu năm, thu nhập lãi thuần của VPBank lập kỷ lục mới khi tăng 17,9%, lên 13.356 tỷ đồng chủ yếu do tăng trưởng tín dụng ở mức 21,9% so với cùng kỳ. Các phân khúc tín dụng chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đều ghi nhận những kết quả tích cực. Tại các công ty con, cho vay ký quỹ (margin) của VPBankS tăng 35%, doanh số giải ngân quý I của FE CREDIT cũng cao hơn 17% so với cùng kỳ năm 2024.

Trong khi đó, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng được kiểm soát đã hỗ trợ cho kết quả kinh doanh chung của ngân hàng.

Chi phí vốn được kiểm soát hiệu quả thông qua việc tối ưu danh mục và đa dạng hóa nguồn huy động. Huy động từ khách hàng cá nhân của VPBank đạt 341.000 tỷ đồng, tăng 15,7% so với đầu năm, huy động từ nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 11.300 tỷ đồng, tăng 29,2%. Nhờ chính sách thu hút khách hàng mới và công cụ “Super Sinh lời”, quy mô tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng mẹ đã tăng thêm gần 9.400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, đạt 79.216 tỷ đồng. Chi phí vốn riêng lẻ, nhờ vậy, được duy trì ở mức 4,4%, tương tự như quý liền trước.

Thu từ nợ đã xử lý rủi ro tiếp tục là điểm sáng trong quý này. Cụ thể, thu từ nợ đã xử lý rủi ro đạt 856 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ và đóng góp phần lớn cho lãi thuần từ hoạt động khác của ngân hàng. Năm 2024, VPBank đã thành lập Khối Thu hồi và Xử lý nợ (DCD), nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro ngày càng cao, đảm bảo hoạt động thu hồi nợ được quản lý đồng bộ, hiệu quả và xuyên suốt.

Những kết quả trên đưa tổng thu nhập hoạt động (TOI) của VPBank đạt mức 15.566 tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ, trong khi chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tiếp tục được tối ưu. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của VPBank trong quý I giữ ở mức 24,9%, vẫn thuộc nhóm thấp nhất ngành ngân hàng, dù số nhân viên và thu nhập bình quân đều đi lên.

Tính đến ngày 31/3/2025, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng mẹ duy trì dưới 3%, trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 tiếp tục giảm mạnh, xuống thấp nhất trong gần 3 năm. Đồng thời, nhờ chi phí tín dụng và tỷ lệ xóa nợ ở mức thấp nhất kể từ quý II/2022, chi phí dự phòng của VPBank tăng ít hơn so với lợi nhuận trước trích lập, giúp lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 20%.

Kiên định với chiến lược phủ phân khúc bán lẻ, VPBank vừa hé lộ phân khúc mới VPBank Private – cung cấp dịch vụ tài chính chuyên biệt được kiến tạo dành riêng cho những khách hàng tinh hoa, với sứ mệnh đồng hành và vun đắp sự thịnh vượng bền vững, trường tồn.

Đây là một bước tiến mang tính chiến lược, thể hiện cam kết mạnh mẽ của VPBank trong việc mang đến những giải pháp tài chính ưu việt, đẳng cấp, được cá nhân hóa tinh tế để đáp ứng trọn vẹn từng chân dung khách hàng.

Sự khai mở của VPBank Private đã một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của VPBank: không ngừng nâng tầm trải nghiệm, kiến tạo giá trị vượt trội và đồng hành cùng khách hàng trên hành trình chinh phục những đỉnh cao tinh hoa của cuộc sống.

Mai Hạ

Tin liên quan

Tin khác

VN-Index tiến sát mốc 1.350 điểm

VN-Index tiến sát mốc 1.350 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/6 khép lại với sắc xanh lan tỏa, VN-Index tăng 9,58 điểm lên 1.347,69 điểm, tương ứng +0,72%. Dù thanh khoản tiếp tục suy yếu, thị trường vẫn thể hiện sự lạc quan nhờ lực đẩy từ các cổ phiếu vốn hóa lớn và hoạt động mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại. Tuy nhiên, sự dè dặt của dòng tiền và những biến động cục bộ ở nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ cũng cho thấy tâm lý thị trường chưa thực sự vững chắc.
S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

Phố Wall mở màn tuần mới 16/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 17/6 giờ Việt Nam) trong sắc xanh đồng thuận. Chỉ số S&P 500 nhích 0,94% lên 6.033,11 điểm, Dow Jones cộng 0,75% đạt 42.515,09 điểm, trong khi Nasdaq Composite bứt 1,52% lên kỷ lục 19.701,21 điểm.
Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong đêm Chủ nhật, trong bối cảnh các vụ tấn công tên lửa qua lại giữa Israel và Iran suốt cuối tuần đã gây chấn động các thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi đó, giá dầu tiếp tục tăng, nối dài đà bứt phá của tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2025.
Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khép lại trong trạng thái “hít thở” quanh vùng hỗ trợ 1.300 - 1.325 điểm. VN-Index mất 1,08% so với cuối tuần trước, đóng cửa tại 1.315,49 điểm; HNX-Index lùi 1,66% còn 224,82 điểm, phản ánh không khí điều chỉnh, tích lũy chiếm ưu thế suốt năm phiên vừa qua. Khối lượng khớp lệnh trên HoSE vẫn duy trì quanh 27.000 tỷ đồng/phiên, cho thấy dòng tiền chưa rời bỏ thị trường mà chủ yếu dịch chuyển giữa các “pocket” cơ hội.
Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch từ 16/6 đến 20/6 hứa hẹn sôi động hơn thường lệ khi loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đồng loạt “ấn nút” chốt quyền nhận cổ tức. Điều này không chỉ mở ra cơ hội thu nhập thụ động cho nhà đầu tư mà còn giúp các chuyên gia dự báo một “dòng tiền phòng thủ” sẽ quay trở lại những mã trả cổ tức cao, trong bối cảnh VN-Index đang cần điểm tựa mới sau giai đoạn tăng nóng hồi đầu tháng 6.
Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Trong khi phần lớn chứng khoán Phố Wall nhuộm đỏ phiên 13/6 (giờ Mỹ, rạng sáng 14/6 giờ Việt Nam) vì nỗi lo Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chưa sớm nới lỏng chính sách, nhóm năng lượng lại bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng hiếm hoi trên bảng điện tử. Đà lao dốc của công nghệ và thanh toán đã kéo cả ba chỉ số chính lùi sâu, nhưng diễn biến giá dầu tăng vọt và kỳ vọng hưởng lợi từ căng thẳng Trung Đông giúp cổ phiếu dầu khí, nhiên liệu sinh học “ngược dòng” ngoạn mục.
Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/6 khép lại với sắc đỏ áp đảo. Dù chỉ số chính chỉ giảm 7,5 điểm (-0,57%) nhờ lực đỡ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, thị trường vẫn ghi nhận một làn sóng bán tháo mạnh mẽ khiến hàng trăm mã giảm, cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

Chốt phiên hôm qua (giờ Mỹ), chỉ số S&P 500 tăng điểm, được hỗ trợ bởi triển vọng tích cực từ Oracle, làm dấy lên làn sóng lạc quan mới xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó bù đắp phần nào lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông và đà giảm của cổ phiếu Boeing.