Tháo gỡ vướng mắc pháp lý để doanh nghiệp phát triển
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chỉ đạo tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022 với chủ đề "Nhận diện, tháo gỡ vướng mắc pháp lý: Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển", do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 20/12.
Vướng mắc rất nhiều
Nêu ý kiến tại diễn đàn, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận định: “Đã là kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro. Rủi ro từ thị trường, từ bạn hàng… và có cả rủi ro từ chính sách”. Kể câu chuyện về một doanh nghiệp chuyên sản xuất ống đồng gia nhiệt cho ngành lạnh (điều hòa), ông Tuấn cho biết, Việt Nam có chính sách thuế xuất khẩu 0% đối với mặt hàng này, nên để lách quy định, một số doanh nghiệp đã cho gia công đơn giản, cán đồng nguyên liệu thành ống đồng để được hưởng thuế 0%. Để khắc phục tình trạng này, tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, đã điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu mặt hàng này từ 0% lên 5% mà không phân biệt mức độ gia công phức tạp hay đơn giản. Hệ quả là, khi chính sách này được ban hành, doanh nghiệp trên vốn đang sản xuất ống đồng ngành lạnh rất tốt, với mức độ gia công phức tạp và có thể cạnh tranh xuất khẩu được với các doanh nghiệp cùng ngành khác từ Trung Quốc bỗng dưng gặp khó khăn rất lớn. “Điều tôi muốn nói ở đây là ngoài rủi ro thị trường, rủi ro từ chính sách, quy định cũng rất lớn, có thể tác động đến một ngành hàng, một doanh nghiệp cụ thể”, ông Tuấn nói.
Có lẽ, đây chỉ là một trong những ví dụ cho thấy có không ít các vướng mắc pháp lý mà cộng đồng doanh nghiệp gặp phải. Tổng hợp từ Bộ Tư pháp cho thấy, chỉ trong 2 tháng (từ ngày 3/10 - 5/12/2022) mà bộ này gửi công văn xin ý kiến tới các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp... các bên đã phản hồi và nêu 120 khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó liên quan đến pháp lý, không chỉ là sự chồng chéo, thiếu nhất quán của các quy định mà còn ở năng lực thực thi các quy định không thống nhất của các cấp, các ngành. Thực tế, trong không ít trường hợp, khi doanh nghiệp hỏi về cách hiểu các quy định cụ thể, cơ quan nhà nước đã trả lời bằng cách trích dẫn nguyên các điều khoản trong văn bản pháp luật đó, nên vướng mắc vẫn hoàn vướng mắc.
![]() |
Quang cảnh diễn đàn |
Về vấn đề này, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính có nêu các vướng mắc cụ thể liên quan đến vấn đề hoàn thuế VAT cho các mặt hàng xuất khẩu của ngành gỗ, cao su. Theo đó, các doanh nghiệp đang gặp nhiều trở ngại với quy trình xác minh nguồn gốc phức tạp, không nhất quán cách làm giữa các địa phương; không nhất quán giữa thời gian xác minh được công bố (40 ngày) với thời gian thực tế (có thể lên tới nhiều tháng, thậm chí cả năm), làm doanh nghiệp bị đọng vốn rất lớn. Hay vấn đề đảm bảo quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng gây những dư luận không tốt trong cộng đồng doanh nghiệp do các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện việc lấy ý kiến doanh nghiệp (đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các quy định) một cách thực chất.
Nhà nước, doanh nghiệp phải cùng vào cuộc
Theo các chuyên gia, những nút thắt, vướng mắc pháp lý xuất hiện một phần vì chính sự thụ động của các doanh nghiệp. Theo TS. Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM),
đa phần các doanh nghiệp Việt khá thụ động trong quá trình các bộ, ngành xin ý kiến để hoàn thiện các dự thảo trước khi trình ban hành, thậm chí có tâm lý sợ bị “soi” đến doanh nghiệp mình nếu đóng góp ý kiến xây dựng.
Điều này cũng được bà Phạm Minh Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế nêu ra: “Khi xây dựng chính sách, quy định đều được đưa ra lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động. Nhưng thực tế có rất nhiều chính sách, quy định khi gửi lấy ý kiến trên trang của Chính phủ và Bộ Tài chính đến hết thời hạn 60 ngày vẫn không nhận được ý kiến phản hồi nào của doanh nghiệp. Nên tôi cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong quá trình cùng Nhà nước xây dựng các chính sách”.
Về giải pháp, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng CIEM, tại diễn đàn này đã đề xuất một cách tiếp cận mới. TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong các luật có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh hiện nay, cần xem có luật nào đang thừa thì nên bỏ, thay vì sửa đổi, bổ sung. “Càng sửa sẽ càng rối, trong khi nếu bỏ đi thì nhiều thủ tục, quy định sẽ được bãi bỏ, qua đó giúp quản lý Nhà nước tốt hơn, không còn chồng chéo trong các quy định pháp luật”, TS. Cung nói và lấy ví dụ, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nên bỏ vì xét cho cùng đều liên quan đến Luật Xây dựng, còn việc kinh doanh buôn bán là các giao dịch bình thường của thị trường. Đồng thời với đó, cần hạn chế can thiệp hành chính, nâng cao vai trò của tòa án trong giải quyết các tranh chấp.
Phát biểu chỉ đạo diễn đàn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp phải đương đầu với vô vàn khó khăn trong gần 3 năm qua do đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí gia tăng, thị trường biến động bất lợi... Vì vậy, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhanh và phát triển bền vững là nhiệm vụ rất quan trọng, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm.
Theo Phó Thủ tướng Thường trực, việc cơ quan nhà nước chủ động, tích cực đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có việc tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn về pháp lý, nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, là rất cần thiết, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ví dụ, riêng trong năm 2022, ngành Tư pháp đã rà soát gần 28.000 văn bản, kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, hoặc bãi bỏ gần 6.000 văn bản. Điều đó thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ, của các bộ, ngành để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng cũng phải nhìn nhận thẳng thắn, thực tế doanh nghiệp, nhất là các DNNVV, vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chương trình, dịch vụ hỗ trợ pháp lý; hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ, tư vấn pháp luật ở một số nơi chưa cao… trong khi nhu cầu hỗ trợ pháp lý để doanh nghiệp vừa hoạt động tốt ở trong nước vừa cạnh tranh hiệu quả ở thị trường nước ngoài là rất lớn.
Theo Phó Thủ tướng, lộ trình đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng; Chiến lược phát triển 10 năm (2021-2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2021-2025). Đồng thời, lộ trình cần đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, xác định đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp; cần có cách thức hỗ trợ hữu hiệu để các doanh nghiệp, nhất là DNNVV nâng cao năng lực “tự bảo vệ mình” - vừa tuân thủ tốt pháp luật, vừa có khả năng nhận diện, đánh giá, phòng ngừa và xử lý tốt rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động, ở cả thị trường nội địa và quốc tế.
Các tin khác

Tổng lợi nhuận sau thuế của 50 công ty niêm yết tốt nhất đạt 228.096 tỉ đồng

Báo chí - doanh nghiệp: Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu, cùng nhau vượt khó

Cải tiến công nghệ mở ra nhiều cơ hội

TOP 10 công ty đại chúng hiệu quả nhất năm 2023: “Gọi tên” HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa chất Đức Giang

Thủ tướng hai nước Việt Nam, Úc chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng thành phố Hồ Chí Minh – Brisbane của Vietjet

Bay quốc tế với vé 0 đồng từ hãng hàng không Vietjet

Nghị định 13 sẽ thúc đẩy văn hóa bảo mật dữ liệu trong doanh nghiệp

Mastercard tăng cường bảo vệ chống gian lận cho các doanh nghiệp thương mại điện tử

Thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Doanh nghiệp bán lẻ, tiêu dùng ứng phó với khó khăn

Doanh nghiệp sẽ tự tin hơn với “tấm hộ chiếu xanh”

Cơ hội hợp tác đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

Dự kiến giảm tới 50% nhiều khoản thu phí, lệ phí

Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu

Xuất khẩu thuỷ sản: Chọn phân khúc để mở rộng thị trường

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng
