Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index tiến sát mốc 2.300 điểm
Thị trường hàng hóa: Lực mua bắt đáy kéo giá đậu tương đi lên Thị trường hàng hóa: Giá bạc lên mức cao nhất trong 4 tháng, giá ca cao lao dốc |
Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,5% lên 2.296 điểm - mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2025.
Tâm lý thận trọng tiếp tục diễn ra trên thị trường kim loại khi quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Bên cạnh đó, trên thị trường nông sản, giá đậu tương diễn biến giằng co trước tác động trái chiều của các yếu tố cơ bản tiêu cực và sự phục hồi kỹ thuật vào cuối phiên.
![]() |
Chỉ số MXV-Index tiến sát mốc 2.300 điểm |
Sắc xanh đỏ đan xen trên thị trường kim loại
Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến sự phân hóa giữa nhóm kim loại quý và kim loại cơ bản, khi thị trường chờ đợi quyết định lãi suất từ Mỹ trong tuần này. Bên cạnh đó, những lo ngại về cung - cầu tiếp tục gây áp lực lên giá kim loại cơ bản.
Chốt phiên giao dịch ngày 17/3, giá bạc quay đầu giảm nhẹ 0,33% xuống còn 34,07 USD/oz. Trong khi đó, bạch kim tiếp tục tăng 1,31% lên mức 1.026 USD/oz.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX kéo dài đà tăng thêm 1,29% lên 4,96 USD/pound, tương đương 10.932 USD/tấn, neo ở mức cao nhất trong gần 10 tháng trở lại đây. Ngược lại, quặng sắt đảo chiều suy yếu tới 1,87% xuống còn 102,04 USD/tấn.
Thị trường hiện đang tập trung vào cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed trong tuần với dự đoán nghiêng về việc cơ quan này sẽ giữ nguyên mức lãi suất hiện tại cho đến tháng 6. Môi trường lãi suất cao dự báo sẽ tiếp tục hỗ trợ sức mạnh của đồng USD, khi dòng tiền chảy vào trái phiếu để tận dụng lợi suất hấp dẫn. Điều này làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lãi như kim loại quý, gây áp lực lên giá bạc và bạch kim.
Cùng lúc, dữ liệu mới công bố cho thấy doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 2 phục hồi chậm hơn dự báo, phản ánh tăng trưởng kinh tế ở mức khiêm tốn. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng chính sách thuế nhập khẩu nghiêm ngặt, khiến lo ngại về chi phí và giá cả gia tăng. Triển vọng kinh tế yếu kém tại Mỹ đã kích thích nhu cầu tìm nơi trú ẩn, phần nào giúp hạn chế đà giảm giá của nhóm kim loại quý trong phiên giao dịch vừa qua.
Trong một diễn biến khác, giá đồng đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 5/2024, khi thị trường dự báo rằng việc Mỹ áp thuế lên đồng nhập khẩu có thể khiến nguồn cung tại quốc gia này rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Động thái này đã kích hoạt làn sóng mua đầu cơ trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung đồng.
Trong khi đó, giá quặng sắt trong phiên giao dịch vừa qua chịu áp lực từ nhu cầu yếu tại thị trường bất động sản và xây dựng Trung Quốc. Sản lượng thép thô của nước này trong hai tháng đầu năm giảm 1,5% so với cùng kỳ 2024, phản ánh sự suy giảm trong tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào, bao gồm quặng sắt.
Mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp kích thích, giá nhà mới tại Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 2, trong khi diện tích khởi công xây dựng mới giảm mạnh 29,6%. Nhu cầu yếu được cho là không đủ để hấp thụ nguồn cung dư thừa, tạo ra nguy cơ tồn kho gang nóng tăng trong những tuần tới, qua đó gây thêm áp lực lên giá quặng sắt.
Giá đậu tương diễn biến giằng co
Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương ghi nhận sự biến động giằng co và kết thúc với thay đổi không đáng kể, quanh mức 373 USD/tấn. Thị trường thể hiện xu hướng hai chiều rõ rệt khi hợp đồng kỳ hạn tháng 5 giảm nhẹ, trong khi hợp đồng kỳ hạn tháng 11 vụ mới lại tăng nhẹ. Sự giằng co này được lý giải bởi sự tác động trái chiều giữa các yếu tố cơ bản tiêu cực và đà phục hồi kỹ thuật vào cuối phiên.
Về mặt cơ bản, các thông tin tiêu cực chiếm ưu thế trong phiên giao dịch khi số liệu kiểm tra xuất khẩu đậu tương hàng tuần chỉ đạt gần 647.000 tấn, giảm mạnh so với mức hơn 853.000 tấn của tuần trước và hơn 700.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Điều này phản ánh sự suy giảm trong nhu cầu xuất khẩu, tạo áp lực lên giá đậu tương. Thêm vào đó, báo cáo ép dầu tháng Hai của Hiệp hội các nhà máy ép dầu quốc gia Mỹ (NOPA) cũng tác động tiêu cực khi sản lượng ép chỉ đạt 4,84 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình của thị trường là 185,2 triệu giạ và giảm mạnh so với mức 5,45 triệu tấn của tháng trước. Tốc độ ép trung bình hàng ngày cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua, chỉ còn 173.800 tấn/ngày, cho thấy nhu cầu nội địa yếu hơn kỳ vọng.
Thông tin từ Brazil cũng góp phần gây áp lực lên giá đậu tương khi tiến độ thu hoạch niên vụ 2024-2025 tại quốc gia này đã đạt khoảng 66-70%, nhanh hơn so với mức 62-63% cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ thu hoạch nhanh nhất trong tháng 3 kể từ khi AgRural bắt đầu theo dõi dữ liệu vào niên vụ 2010-2011. Khu vực miền Bắc và Đông Bắc Brazil đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, bù đắp cho khởi đầu chậm trước đó. Tuy nhiên, tại bang Rio Grande do Sul ở miền Nam, thời tiết nóng và khô hạn đang làm giảm năng suất. Việc tiến độ thu hoạch nhanh tại Brazil đồng nghĩa với việc nguồn cung toàn cầu sẽ được bổ sung mạnh mẽ, gây thêm áp lực giảm giá cho thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ.
Tuy nhiên, giá đậu tương đã chạm đáy ngay trước khi các số liệu trên được công bố và sau đó phục hồi trong nửa sau phiên giao dịch. Diễn biến này cho thấy thị trường đã phần nào phản ánh trước các thông tin tiêu cực và xuất hiện lực mua kỹ thuật giúp giá phục hồi.
Các tin khác

Thái Lan hạ lãi suất lần thứ hai liên tiếp, cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế

USD đang hướng tới tháng giảm giá tồi tệ nhất trong hơn 2 năm vì thuế quan

Diễn biến thị trường tài chính toàn cầu ngày 29/4

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 29/4

Đồng USD chưa lấy lại mức lỗ lớn hôm qua và triển vọng vẫn bất định vì thuế quan

Thị trường hàng hóa: Diễn biến trái chiều

Phố Wall và nhà đầu tư toàn cầu chuẩn bị đón sóng dữ liệu quan trọng

Trung Quốc lựa chọn chiến lược "kiên nhẫn" để duy trì ổn định kinh tế

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 28/4

Nhật Bản có thể là "phép thử" cho các thỏa thuận thuế quan của Trump

Thị trường hàng hóa: Lực mua mạnh kéo chỉ số MXV-Index quay lại vùng 2.200 điểm

USD có tuần tăng giá đầu tiên từ giữa tháng 3, nhưng triển vọng vẫn bất định

IMF: Nhiều NHTW châu Á có dư địa nới lỏng tiền tệ

Điều gì đặc biệt trong phân tích chuyên sâu về thị trường tài chính quốc tế trên thoibaonganhang.vn

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cảnh báo về rủi ro nợ công tại các thị trường mới nổi
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khởi tạo khoản vay: Dễ hơn cả đặt đồ ăn online

Sở hữu ngay xe điện BYD với lãi suất 0%

Mở lối tương lai: Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP
