Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động
Thị trường hàng hóa: Tâm lý thận trọng bao trùm, giá dầu thô và nông sản giảm Thị trường hàng hóa: Rung lắc mạnh khi Mỹ - Canada trả đũa thuế quan |
Trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu thô Brent và WTI bật tăng trong bối cảnh tồn kho tại Mỹ giảm, nhu cầu xăng và dầu diesel tiêu thụ nhiều hơn. Bên cạnh đó, trên thị trường cà phê, giá lại đang chịu áp lực sau thông tin xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm. Diễn biến giằng co trên toàn thị trường, đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,06% đạt mức 2.284 điểm.
![]() |
Giá hàng hóa thế giới tiếp tục biến động theo yếu tố cung - cầu |
Giá dầu thô nối dài đà tăng sang phiên thứ hai
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, giá hai mặt hàng dầu thô đồng loạt bật tăng sau khi dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy lượng dầu và nhiên liệu sụt giảm nhiều hơn so với dự báo.
Chốt phiên, giá dầu Brent tăng 1,39 USD (tương đương 2%), lên 70,95 USD/thùng, dầy WTI tăng 1,43 USD (tương đương 2,2%), lên 67,68 USD/thùng.
Động lực chính thúc đẩy đà tăng đến từ báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Theo EIA, dự trữ dầu thô nước này chỉ tăng 1,4 triệu thùng trong tuần gần nhất, thấp hơn mức 2 triệu thùng mà các chuyên gia dự báo. Đáng chú ý, tồn kho xăng giảm mạnh 5,7 triệu thùng, cao hơn nhiều so với kỳ vọng giảm 1,9 triệu thùng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang gia tăng. Ngoài ra, sự suy yếu của sức mạnh đồng USD trong thời gian gần đây cũng góp phần hỗ trợ giá dầu.
Thêm vào đó, yếu tố căng thẳng địa chính trị tiếp tục gây áp lực lên nguồn cung, khi phiến quân Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công tàu Israel nếu nước này không dỡ bỏ lệnh cấm viện trợ vào Gaza.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu bị kìm hãm bởi lo ngại rằng thuế quan có thể làm tăng giá cho doanh nghiệp, thúc đẩy lạm phát và làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025. Báo cáo của OPEC cũng cho thấy sản lượng của nhóm OPEC+ tăng 363.000 thùng/ngày trong tháng 2, chủ yếu từ Kazakhstan, quốc gia đang chậm trễ trong việc tuân thủ hạn ngạch sản lượng.
Giá cà phê tiếp tục biến động
Chốt phiên giao dịch ngày 12/3, chỉ số giá nhóm nguyên liệu công nghiệp đóng cửa trong sắc đỏ khi giá cà phê Arabica giảm 1,78% xuống 8.526 USD/tấn, giá cà phê Robusta cũng mất 0,79%, lùi về mức 5.508 USD/tấn. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu toàn cầu giảm mạnh, trong khi tồn kho ICE có dấu hiệu phục hồi, đặt ra câu hỏi về cán cân cung – cầu thực tế của thị trường.
Hiện giá Arabica đã rời xa mức đỉnh lịch sử 9.676 USD/tấn thiết lập vào giữa tháng 2/2025. Giới chuyên gia nhận định khi những lo ngại về tình trạng khô hạn tại đã phần nào phản ánh vào giá, mối quan tâm mới đang chuyển sang tác động của mức giá cao đối với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.
Báo cáo mới nhất từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 giảm 13,3% xuống còn 10,8 triệu bao, so với 12,4 triệu bao cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê nhân xô (chưa rang) giảm 14,2% xuống còn 11,32 triệu bao, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Riêng phân khúc Arabica chứng kiến mức giảm 2,5% xuống 6,665 triệu bao, tương đương mức sụt giảm 171.000 bao. Xuất khẩu sụt giảm phản ánh tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại các nước sản xuất lớn, nhưng cũng có thể cho thấy nhu cầu đang suy yếu trước giá cao kéo dài. Đây là bài toán khó đối với giới đầu tư khi phải cân nhắc giữa hai yếu tố đối lập này.
Ngoài ra, dữ liệu tồn kho do ICE giám sát cũng cho thấy tín hiệu tích cực khi lượng cà phê Arabica đạt 803.032 bao vào ngày 11/3. Trong khi đó, tồn kho Robusta cũng phục hồi lên 4.356 lô, mức cao nhất trong vòng một tháng trở lại đây.
Thông tin về tồn kho tăng, kết hợp với dự báo mới từ Marex Solutions, tiếp tục tạo áp lực điều chỉnh giá cà phê. Marex dự báo thặng dư cà phê toàn cầu trong niên vụ 2025-2026 sẽ tăng lên 1,2 triệu bao, cao hơn rất nhiều so với mức 200.000 bao của niên vụ trước. Nhận định này khiến thị trường thận trọng hơn sau đợt tăng giá mạnh trước.
Các tin khác

Thị trường hàng hóa: Dần thích nghi với chính sách thuế quan mới

Loạt dữ liệu mới hé lộ gì về thiệt hại ban đầu sau thuế quan của Trump?

Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh “công bằng” trong thảo luận về tỷ giá hối đoái

Sự độc lập của Fed có đang lung lay?

Thuế quan định hình lại lộ trình lãi suất của các NHTW lớn

Ông Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed chậm cắt giảm lãi suất

Quan chức Fed khuyến nghị không vội giảm lãi suất do rủi ro lạm phát tăng cao

Chuyên gia và nhà đầu tư vẫn lạc quan về giá vàng thế giới trong tuần tới

Đằng sau lãi suất 2,25%: ECB ứng phó thế nào trước cú sốc thương mại toàn cầu?

Đồng Ruble Nga đã tăng hơn 40% so với USD

Nhật Bản không thao túng thị trường tiền tệ để làm suy yếu đồng yên

Ông Trump lại chỉ trích Chủ tịch Fed vì không giảm lãi suất

Nhật Bản: Lạm phát tiếp tục duy trì trên 3% khiến BoJ khó xử

Ông Trump hy vọng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

ECB tiếp tục hạ lãi suất nhằm hỗ trợ kinh tế trước thuế quan mới của Mỹ
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu
