Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp
![]() | Thủ tướng: Dữ liệu là tài nguyên quốc gia, là nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số |
![]() | Sân chơi trí tuệ nhân tạo nóng dần |
![]() | Ngân hàng số - xu hướng phát triển bền vững |
“Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”
Là nhà cung cấp trứng gia cầm, chiếm khoảng 30% thị phần trong nước, khao khát "chuyển mình" thành doanh nghiệp nông nghiệp số, Công ty cổ phần Ba Huân đã ký kết hợp tác toàn diện cùng một tập đoàn công nghệ triển khai dự án Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP ERP S/4HANA.
Hệ thống này giúp doanh nghiệp quản lý quá trình chăn nuôi từ trang trại giống, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại nuôi trồng và thu hoạch trứng đến nhà máy sản xuất thức ăn chế biến và quản lý việc phân phối sản phẩm; xây dựng cổng thông tin tương tác với các đại lý bán hàng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận lợi hơn.
![]() |
Chuyển đổi số đang là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp |
Ở một câu chuyện khác, Tập đoàn FPT trong năm vừa qua đã đạt doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng từ dịch vụ chuyển đổi số cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho biết, doanh nghiệp đã ký được các hợp đồng trị giá 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài; khối công nghệ thông tin của FPT ở trong nước cũng cán mốc 1 tỷ USD doanh thu. Nhờ đó, FPT đạt tốc độ tăng trưởng 23% về doanh thu và 20,8% về lợi nhuận so với năm 2021.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhiều doanh nghiệp đã dành ngân sách thỏa đáng cho hoạt động chuyển đổi số, nhưng việc ứng dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn khá rời rạc. Hiện việc chuyển đổi số mới chỉ để đáp ứng nhu cầu tức thì, nhằm quản lý từng chức năng hoạt động riêng rẽ như vận chuyển hàng hóa, kho hàng, bán hàng, nhân sự và kế toán mà thiếu đi sự kết nối mang tính đồng bộ giữa các giải pháp.
Khảo sát về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, 48,8% doanh nghiệp từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng hiện tại không tiếp tục áp dụng; hơn 35% doanh nghiệp đã số hoá dữ liệu, quy trình, nhưng chủ yếu là đưa các dữ liệu, văn bản, giấy tờ từ bản cứng thành bản mềm để lưu trữ trên hệ thống; chỉ 2,2% doanh nghiệp đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hóa để đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý, hiện chỉ có 2,2% doanh nghiệp làm chủ được công nghệ; 6,2% doanh nghiệp đã hoàn thành xác định mục tiêu chuyển đổi số và chỉ có 7,6% doanh nghiệp đã từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để chuyển đổi số.
Từ thực tế này, ông Lê Nguyễn Trường Giang (Viện trưởng Viện Chiến lược chuyển đổi số) đánh giá, chuyển đổi số không thể thành công với tình trạng “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” như hiện nay mà phải được thực hiện bài bản, nghiêm túc và có chiều sâu.
Hướng tới một chuẩn mực chung
Trước thực trạng đó, ông Giang cho rằng, phải đưa chuyển đổi số hướng tới một chuẩn mực chung để các bên liên quan cùng nhau hoàn thiện, hiệu chỉnh để xác lập một quan điểm, cách tiếp cận hay phương pháp có tính chất tổng hòa. Việc hệ thống hóa các hành động về chuyển đổi số đòi hỏi sự phối hợp có tính hệ thống trong toàn bộ các cấp, từ Trung ương tới địa phương, từ quốc gia tới từng công dân, từ các khu vực công đến các khu vực tư trong hoạt động kinh tế.
Theo các chuyên gia, chúng ta đã có một môi trường tốt gồm các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cho chuyển đổi số như Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 21/9/2019 của Bộ Chính trị về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Quyết định 749/QĐ-TTg (03/06/2020) của Thủ tướng Chính phủ về "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030", các chương trình hành động của các bộ, ngành, lĩnh vực. Các doanh nghiệp cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng quản trị và có tầm nhìn chiến lược với những bước đi cụ thể để hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, chương trình đã hỗ trợ chuyên sâu cho hơn 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa để cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất bằng cách áp dụng lộ trình chuyển đổi số, các giải pháp truy xuất nguồn gốc và thương mại điện tử. Theo các chuyên gia, sự hỗ trợ trước mắt này là hợp lý vì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp cả nước.
Ông Tarek Hassan, Quản lý dự án tại Trung tâm Chuyển đổi số Việt Nam (Tổ chức Hợp tác phát triển Đức-GIZ) cho biết, đơn vị đã xây dựng chương trình chuyển đổi số song song với phát triển bền vững, được thiết kế với 3 trụ cột hướng tới doanh nghiệp. Đó là tăng cường nhận thức, tăng cường năng lực và nâng cao năng lực hệ sinh thái.
Về phía các doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông và Công nghệ One Office mong mỏi có sự phối hợp với chính quyền địa phương, trong đó chính quyền là đầu mối, kết nối các doanh nghiệp có uy tín để thúc đẩy cộng đồng cùng tham gia phát triển theo các thế mạnh vốn có. Bản thân doanh nghiệp cũng cần có quyết tâm về chuyển đổi số, xem đó là yếu tố sống còn của doanh nghiệp; xây dựng một quy trình số trong hoạt động kinh doanh và trích phần lợi nhuận để đầu tư cho hệ thống chuyển đổi số; liên tục tìm kiếm những ứng dụng mới, áp dụng công nghệ mới để đi trước nhu cầu của khách hàng trong quá trình chuyển đổi số.
Các tin khác

SURF 2023: Khát vọng sông Hàn

Xây dựng dữ liệu số tạo nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Giải quyết vướng mắc, tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp

Báo cáo ngành cà phê: Nestlé đứng đầu về phát triển bền vững

FiinRatings và PVIAM hợp tác nhằm ứng dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm trong hoạt động quản trị đầu tư

Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Dự thảo thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP: Phạm vi quá rộng, lo khó thực thi

Các doanh nghiệp ngành gỗ hướng về thị trường nội địa

Phát triển điện khí LNG là xu hướng tất yếu

Cần xem ESG là động cơ để đổi mới sáng tạo

Xu hướng mã độc tống tiền ngày càng tinh vi

Chiến lược điện toán đám mây giúp PNJ tăng hiệu suất bán hàng 200%

Xuất khẩu thủy sản chưa hết khó

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Sống tận hưởng hay tích lũy - Gen Z có thể chọn cả hai
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?

“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ
