Thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới trong khu vực ASEAN
Chuyển tiền dễ dàng hơn với nền tảng thanh toán xuyên biên giới Người Việt du lịch Thái Lan thanh toán dễ dàng bằng mã QR Tập huấn vùng về Tiền tệ kỹ thuật số và Thanh toán xuyên biên giới |
Việc NHNN chính thức trở thành thành viên thứ 6 của MOU thể hiện tinh thần hợp tác của NHNN về kết nối thanh toán xuyên biên giới trong khu vực ASEAN, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường hợp tác theo chiều sâu và bắt kịp các xu hướng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thanh toán để thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, rẻ hơn, minh bạch và toàn diện hơn.
NHNN tham dự Hội nghị AFMGM lần thứ 10 tại Jakarta, Indonesia |
Biên bản ghi nhớ ban đầu được ký bởi các Thống đốc NHTW ASEAN5 ký vào ngày 14/11/2022 tại Bali, Indonesia bên lề Hội nghị G20. Trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ, Thống đốc NHTW các nước ASEAN5 cam kết thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, minh bạch, toàn diện hơn và với chi phí thấp hơn; đảm bảo quyền và lợi ích của người dùng. Theo nội dung Biên bản ghi nhớ, các NHTW thành viên thống nhất thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới trên cơ sở ứng dụng các phương thức thanh toán như QR code, thanh toán nhanh và các mô hình thanh toán khác cũng như hợp tác giám sát và xây dựng cơ chế quản lý rủi ro lành mạnh, phù hợp với khuôn khổ pháp lý của các quốc gia thành viên. Cơ chế triển khai Biên bản ghi nhớ dưới nhiều hình thức đa dạng như đối thoại, giám sát, đánh giá và trao đổi thông tin.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác kết nối thanh toán khu vực |
Thanh toán qua QR code cho phép người dùng không cần mang theo tiền mặt mà vẫn có thể thanh toán các món hàng tại cửa hàng bán lẻ. Người dùng chỉ cần có điện thoại thông minh và tài khoản ngân hàng. Khi thanh toán, người dùng đưa camera của điện thoại quét mã là hệ thống sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản ngân hàng.
Với cách thanh toán này giúp du khách Việt Nam không cần đổi tiền, không cần mang nhiều tiền mặt mà vẫn có thể thanh toán đồ ăn, thức uống, mua sắm một cách đơn giản và tiện dụng khi đi du lịch qua các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Singapore.
Các thành viên đánh giá cao sáng kiến này của các NHTW ASEAN5 và khuyến khích sự tham gia của các thành viên ASEAN. Đánh giá cao các lợi ích và cơ hội tiềm năng từ sáng kiến này, NHNN đã chủ động và phối hợp với các NHTW ASEAN5 hoàn tất các thủ tục để chính thức trở thành thành viên thứ 6 của Biên bản ghi nhớ. Việc tham gia Biên bản ghi nhớ của NHNN thể hiện cam kết hợp tác và hội nhập trong lĩnh vực thanh toán của NHNN, phù hợp với định hướng của Chính phủ, NHNN cũng như xu hướng hiện nay về thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới.
Sáng kiến này được đánh giá là một bước tiến lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực ASEAN, phù hợp với xu hướng đẩy mạnh kết nối thanh toán xuyên biên giới. Cho tới nay, đã có 9 liên kết trong lĩnh vực thanh toán song phương sử dụng mã QR giữa các quốc gia ASEAN đang hoạt động và 10 liên kết đang được phát triển. Trong khi đó đối với lĩnh vực chuyển tiền, đã có 3 liên kết đi vào hoạt động và 5 liên kết đang được thiết lập. Trong thời gian tới, Biên bản ghi nhớ được kỳ vọng sẽ tiếp tục xem xét mở rộng mạng lưới thành viên để tạo thuận lợi thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới không chỉ trong khu vực ASEAN mà cả với các quốc gia khác.
Với các lợi ích và cơ hội mà sáng kiến này đem lại, NHNN tin tưởng việc tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ lần này sẽ là động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động giao thương, đầu tư, du lịch và nhiều lĩnh vực kinh tế khác, góp phần hỗ trợ tiến trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo đánh giá của các chuyên gia kết nối thanh toán xuyên biên giới ngày càng nhận được sự quan tâm và trở thành chủ đề nghiên cứu chuyên sâu tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, thế giới đang chứng kiến sự hình thành và phát triển của nhiều phương thức thanh toán xuyên biên giới trên nền tảng kỹ thuật chung có tính tiện ích cao, thân thiện với người dùng như ứng dụng thanh toán/chuyển tiền trên điện thoại di động, QR code...
Tại khu vực ASEAN, trong bối cảnh thanh toán số xuyên biên giới đã và đang phát triển nhanh chóng, tăng cường kết nối thanh toán nội khối ASEAN tiếp tục là một trong những chương trình nghị sự ưu tiên của tiến trình hội nhập ngân hàng khu vực. Kế hoạch tổng thể cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025) đã xác định một trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu về một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết là tăng cường các hệ thống thanh, quyết toán thông qua thúc đẩy tiêu chuẩn hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán cho các hoạt động thương mại, chuyển tiền và thanh toán bán lẻ xuyên biên giới để tạo môi trường thúc đẩy các liên kết khu vực và hệ thống thanh toán an toàn, hiệu quả và cạnh tranh.
Trước đó tại Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN vào tháng 4/2022, các Thống đốc chia sẻ quan điểm rằng ASEAN có tiềm năng trở thành khu vực dẫn đầu thế giới, tiên phong trong việc thiết lập hệ thống thanh toán xuyên biên giới đa phương của khu vực. Do đó, các Thống đốc NHTW ASEAN đã chỉ đạo Nhóm công tác về Hệ thống Thanh toán khu vực ASEAN (WC-PSS) tăng cường kết nối thanh toán, đặc biệt là kết nối thanh toán qua hình thức QR code và thanh toán nhanh xuyên biên giới (FPS), hướng tới xây dựng một nền tảng kỹ thuật thanh toán đa phương với mục tiêu tăng cường kết nối thanh toán khu vực để thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025).
Hiện nay, NHNN đang giữ vai trò đồng chủ trì WC-PSS giai đoạn 2022-2024 cùng với NHTW Thái Lan. Trên cương vị này, NHNN đang tích cực phối hợp với NHTW Thái Lan thúc đẩy các sáng kiến về thanh toán theo hướng dành ưu tiên cao cho việc cùng hợp tác nghiên cứu/trao đổi về khả năng kết nối thanh toán xuyên biên giới trong khu vực.
Hiện tại, trong thanh toán bán lẻ xuyên biên giới, hệ thống thanh toán bán lẻ Việt Nam cũng đã thực hiện kết nối song phương với Thái Lan và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng với các nước khác.