Tổn thất kinh tế từ ô nhiễm không khí đã được nhận thức nhưng chưa giải quyết triệt để
![]() |
Toàn cảnh tọa đàm |
Tọa đàm có sự tham gia của các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan ban ngành Trung ương, các chuyên gia kinh tế, các đối tượng bị tác động bởi chính sách và các cơ quan truyền thông… nhằm thảo luận về chính sách từ các góc nhìn khác nhau. Từ đó, đưa ra được những kiến giải và phản biện chính sách mang tính xây dựng, có tính thuyết phục với cơ sở vững chắc, đóng góp vào quá trình phát triển chung và bền vững của nên kinh tế.
Theo các chuyên gia, hiện nay ô nhiễm không khí đã và đang là mối quan ngại lớn với người dân khi các chỉ số chất lượng không khí liên tục trong nhiều ngày tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp ở ngưỡng cao của thang cảnh báo.
Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu, trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam có 6 bệnh liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và chất lượng không khí. Ô nhiễm không khí còn gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm tại Việt Nam (chiếm từ 5-7% GDP).
![]() |
PGS-TS. Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân phát biểu tại buổi tọa đàm |
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, PGS-TS. Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, cho rằng: Hệ thống thể chế về môi trường không khí hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu khi thiếu các quy định đặc thù, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; tính hiệu quả, hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật chưa cao và thiếu tính gắn kết.
Chính vì thế, ông Thọ nhận định: Mặc dù nhận thức được sự nghiêm trọng và đề xuất một số giải pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí nhưng nhìn chung công tác quản lý ô nhiễm không khí vẫn còn bất cập chưa được giải quyết triệt để.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng Việt Nam cũng giống như các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa thường có sự chậm trễ tương đối trong các tiêu chuẩn môi trường, nước ta trong giai đoạn đầu tăng trưởng đã ưu tiên gia tăng nguồn lực sản xuất, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, hệ lụy là đã có nhiều dự án trả giá đắt về ô nhiễm môi trường.
Nhìn nhận vấn về ô nhiễm không khí dưới góc nhìn kinh tế, PGS-TS. Đinh Đức Trường cho rằng: Xuất phát từ cấu trúc và hình dạng của mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang thâm dụng tài nguyên, coi đó là cứu cánh cho tăng trưởng. Tốc độ tăng tiêu thụ năng lượng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế càng ngày càng cao, chứng tỏ sử dụng năng lượng không quả. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch ô nhiễm từ các quốc gia công nghiệp đã phát triển sang các quốc gia chưa phát triển đang diễn ra mạnh mẽ.
Vì vậy, các chuyên gia tại toạ đàm cho rằng: Để cuộc chiến chống ô nhiễm không khí đạt được hiệu quả về kinh tế và xã hội, cần thực thi ngay một hệ thống các giải pháp đồng bộ và toàn diện, bao gồm các biện pháp cảnh báo, dự báo, khuyến cáo và thực thi các chính sách cắt giảm các hoạt động gây ô nhiễm không khí.
Đề xuất một số giải pháp tại toạ đàm, TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho rằng: Cần tăng cường hoạn thiện thể chế, hệ thống chính sách pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quan trắc và kiểm kê nguồn thải, yêu cầu lắp đặt các hệ thống quan trắc trực tuyết, kết nối dữ liệu về sở, công khai thông tin quan trắc với bốn ngành nhiệt điện chạy than, sắt thép, xi măng, hoá chất…
Nhấn mạnh vai trò của giải pháp chính sách dài hạn, PGS-TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, cho rằng chính sách phát triển kinh tế tổng thể cần xác định mục tiêu kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là những cách tiếp cận đột phá để giải quyết vấn đề môi trường. Cần đổi mới tư duy, cách tiếp cận trong kiểm soát vấn đề không khí dựa trên quan điểm của kinh tế- môi trường.
Đồng thời, cần loại bỏ tư duy độc lập, đơn ngành trong quá trình hoạch định các chiến lược, chính sách phát triển ở tất cả các cấp, các ngành; đổi mới công nghệ trong sản xuất và tiêu dùng năng lượng sạch; tăng cường nghiên cứu khoa học, đánh giá và dự báo các tác động của ô nhiễm không khí; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế.
Các tin khác

Đề xuất tiêu chí mới: Cấp xã còn khoảng 5.000 đơn vị

Đề xuất quy định chi tiết thời điểm, điều kiện hưởng lương hưu

Đại hội Du lịch Golf châu Á 2025 diễn ra tại Đà Nẵng

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Luật Dữ liệu sẽ tăng cường an ninh mạng, tạo động lực cho phát triển kinh tế số

Đề xuất mới về vị trí việc làm

Bộ Nội vụ: Sắp xếp bộ máy hành chính tinh gọn, cải cách công vụ hiệu quả

Tuyển chọn 37 học sinh thi Olympic khu vực và quốc tế

Vietjet vận chuyển lực lượng cứu trợ của Việt Nam sang Myanmar

Nestlé MILO đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2025

TP. Hồ Chí Minh triển khai giải pháp chuyển đổi số trong quản lý công

Quy định mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

Bộ Công Thương thúc tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Thế vận hội của khát vọng “vươn mình”
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ
