TP. Hồ Chí Minh: Diện tích xây dựng nhà ở chỉ đạt hơn 42% chỉ tiêu đặt ra
Trong đó, nhà ớ thương mại phát triển 5,94 triệu m2 sàn, đạt 38,3% so với chỉ tiêu đặt ra; nhà ở riêng lẻ do dân tự xây phát triển 15,49 triệu m2, đạt 48,45% so với chí tiêu đề ra; nhà ở xã hội phát triển 75.654 m2 sàn, đạt 3,02% so với chỉ tiêu đề ra. Diện tích nhà ở bình quân tính đến tháng 4/2024 của thành phố đạt 21,85 m2/người.
TP. Hồ Chí Minh chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 đến nay gần hết nhiệm kỳ 5 năm chì đạt hơn 42% chỉ tiêu đặt ra. |
Theo Chương trình phát triển nhà ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển nhà ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025, chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở tăng thêm của giai đoạn 2021-2025 là 50 triệu m2 sàn; trong đó, nhà ở thương mại 15,5 triệu m2, nhà ở riêng lẻ tự xây dựng cùa hộ gia đình 32 triệu m2, nhà ở xã hội 2,5 triệu m2. Chỉ tiêu diện tích nhà ở binh quân đầu người của thành phố đến năm 2025 là 23,5 m2/ngưòi.
Xung quanh vướng mắc khiến việc thực hiện phảt triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2025 còn gặp phải nhiều khó khăn, lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng lĩnh vực nhà ở chịu sự điều chỉnh, chi phối của rất nhiều Luật khác. Tuy nhiên, các Luật nảy chưa có sự thống nhất, đồng bộ, thậm chí chồng chéo dẫn đến tình trạng xung đột khi áp dụng các quy định pháp luật, gây khó khăn trong công tảc quản lý nhà nước. Việc này tác động rất lớn đến công tác phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở phát triển theo dự án.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng cho rằng công tác lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và Đồ án quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040 vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu (dự kiến sẽ còn kéo dài), điều này dẫn đến các quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các ngành đều phải chậm lại, việc điều chỉnh quy hoạch đối vói các dự án bất động sản còn bị động, chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội…
Ngoài ra, Chính phủ kiểm soát chặt kênh tín dụng, ngân hàng, trái phiếu, cũng như việc tăng lãi suất huy động trong năm 2022 đã khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, người dân không tiếp cận được vốn vay, thanh khoản thị trường xuống thấp… Hơn thế, nhiều dự án đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, trong đó thường xuyên yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp hồ sơ, dẫn đến việc giải quyết các thủ tục đầu tư, quy hoạch, giao đất, cấp phép xây dựng, cho các dự án bị chậm lại để rà soát thủ tục pháp lý, nguồn gốc đất, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính,...
Để tháo gỡ vướng mắc trong công tác phát triển nhà ở, lãnh đạo Sở Xây dựng đề xuất thành phố đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ, cách thức làm việc giữa các đơn vị… Việc lấy ý kiến của các sở ngành phải thống nhất, đồng bộ xuyên suốt trong quá trinh thực hiện các thủ tục đầu tư, không lấy ý kiến một sở ngành nhiều lần trong suốt quá trình thực hiện thủ tục đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố cần đẩy nhanh công tác xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất các dự án bất động sản, tháo gỡ vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho các nhà đầu tư thực hiện dự án và cho người dân đã mua nhà trong các dụ- án nhà ở;
“Thành phố cần tiếp tục kiến nghị với Trung ương các chính sách để tháo gỡ vướng mắc của thị trường nhà ở thông qua cơ chế Tổ Công tác của Chính phủ và thông qua việc góp ý các quy định đang sửa đổi và nghiên cứu, gồm Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh phát triển nhà ớ xã hội…”, lãnh đạo Sở Xây dựng kiến nghị.