TP. Hồ Chí Minh phát triển khu công nghiệp xanh, bền vững
TP. Hồ Chí Minh đề xuất tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù sau sáp nhập đến 2030 TP.Hồ Chí Minh: 100% sân bay, bến cảng, cửa khẩu ứng dụng VNeID sinh trắc học trong quý II/2025 |
Hiện TP. Hồ Chí Minh có 19 KCN-KCX, trong đó 17 khu đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.791,84 ha/5.921,15 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt 1.847,42 ha/2.618,01 ha, tỷ lệ lấp đầy chung của các khu đã đi vào hoạt động khoảng 70,57%.
Mặc dù chủ trương chuyển đổi các KCN-KCX khai thác nhiều năm sang các mô hình KCN-KCX công nghệ cao, sinh thái, đô thị... đã có từ lâu nhằm bắt kịp xu hướng thế giới, nhưng tốc độ triển khai hiện còn khá chậm.
Theo Ban Quản lý KCN và KCX TP. Hồ Chí Minh (Hepza), thành phố đã phê duyệt đề án Định hướng phát triển các KCX-KCN giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xây dựng đề án thí điểm chuyển đổi một số KCX-KCN theo hướng công nghệ cao, dịch vụ hậu cần (logistics), KCN sinh thái, hoặc tích hợp đô thị - dịch vụ nhằm tối ưu hóa quỹ đất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiện các công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng của các KCX-KCN này mới chỉ xây dựng đề cương đề án chuyển đổi, khảo sát sơ bộ và lập danh sách theo nhóm doanh nghiệp đổi mới công nghệ, hoặc có kế hoạch chuyển nhượng dự án và di dời…
Lãnh đạo Hepza cho biết, trong giai đoạn phát triển mới, thành phố định hướng giữ lại toàn bộ quỹ đất công nghiệp và chuyển đổi theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, chuyển dịch nhanh những lĩnh vực công nghiệp, sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên, ít hàm lượng giá trị gia tăng sang sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường.
![]() |
KCX Tân Thuận đang thí điểm chuyển đổi theo hướng xanh bền vững với định hướng thu hút công nghệ (Minh Lâm) |
Hiện nay, Hepza phối hợp các công ty phát triển hạ tầng KCX-KCN nghiên cứu lập đề án chuyển đổi thí điểm tại 5 KCX-KCN hiện hữu gồm KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước, Tân Bình, Cát Lái, Bình Chiểu. Trong đó, KCX Tân Thuận (quận 7) được định hướng chuyển đổi thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao; KCN Hiệp Phước chuyển đổi thành KCN sinh thái - đô thị - cảng; KCN Tân Bình chuyển đổi sang mô hình KCN - đô thị - dịch vụ, trong đó KCN được đầu tư theo loại hình công nghệ cao; KCN Cát Lái chuyển đổi toàn bộ thành Trung tâm Logistics số 2 (Trung tâm Logistics Cát Lái), quy mô dự kiến từ 200-292ha; KCN Bình Chiểu phát triển theo hướng dịch vụ phục vụ công nghiệp (logistics, kho lạnh, trung tâm thương mại, giáo dục, y tế…)…
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Thinh, Trưởng Ban quản lý Hepza cho biết, hiện tại thành phố chưa có quyết định chính thức về các lĩnh vực được đầu tư tại KCN-KCX. Cùng với đó, việc lấy ý kiến của các doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết để các KCN, KCX hoạt động hiệu quả.
Nhìn nhận cái khó của việc phát triển xanh các KCN-KCX trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, ông Phan Minh Toàn Thư, Giám đốc Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đề xuất, cần tăng cường hơn nữa sự trao đổi giữa các ban quản lý với các doanh nghiệp. “Cùng với đó, thành phố cũng phải chọn lọc đầu tư, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ sạch, công nghệ cao”, ông Thư khuyến nghị.
Ông Lê Văn Thinh khẳng định, Hepza sẽ tăng cường xúc tiến, quảng bá đầu tư, thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của Chính phủ và thành phố vào các KCN-KCX. Trong đó, tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ xanh, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường. Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN-KCX hiện hữu đổi công nghệ, mở rộng sản xuất tiên tiến, xanh sạch và tích cực tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
Trên thực tế, quyết tâm của TP. Hồ Chí Minh trong việc chuyển đổi KCN-KCX là điều đã được khẳng định, Phó Chủ tịch UBND Võ Văn Hoan cho biết sau thời gian dài phát triển, công nghiệp của thành phố cũng đã đến lúc phải thay đổi mạnh mẽ, theo chiều hướng hiện đại, xanh... để cạnh tranh với các địa phương và quốc gia khác.
“Các KCN-KCX và ban quản lý cần phải xây dựng một khung tiêu chí cơ bản như khung về chỉ tiêu xanh, sạch, sinh thái... Hiện nay thẩm quyền thành lập khu KCN do UBND quyết định, do đó thủ tục sẽ đơn giản hơn, vấn đề còn lại là phải mạnh mẽ cải thiện thủ tục sao cho đơn giản nhất, để tăng cường nguồn vốn đầu tư”, ông Hoan nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”
