Triển vọng nào cho ngành Ngân hàng Việt Nam trong năm 2023

07:53 | 02/02/2023

Bước sang năm 2023, nền kinh tế toàn cầu được các chuyên gia dự đoán sẽ vẫn nằm trong tình trạng “dễ vỡ”. Rủi ro chính trị, chuỗi cung ứng phân mảnh và chính sách tiền tệ thắt chặt khả năng cao sẽ tạo nên suy thoái kinh tế mức độ nhẹ ở nhiều quốc gia. Trong bối cảnh phức tạp này, các ngân hàng nói riêng và ngành tài chính nói chung sẽ cần chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng đối mặt với “cơn bão” đang tới.

Trao đổi với Thời Báo Ngân Hàng, bà Nguyễn Thị Anh Thơ, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ tư vấn rủi ro, Deloitte Việt Nam đã có những chia sẻ về triển vọng ngành Ngân hàng trong năm 2023.

Toàn cầu: Thách thức chuyển đổi mô hình

trien vong nao cho nganh ngan hang viet nam trong nam 2023
Bà Nguyễn Thị Anh Thơ, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ tư vấn rủi ro, Deloitte Việt Nam

Với ngành hàng bán lẻ, mối ưu tiên của các ngân hàng là phải hoạch định được những phương thức mới để phục vụ và gắn kết với khách hàng.

Theo báo cáo Triển vọng ngành Ngân hàng và vốn 2023 của Deloitte toàn cầu, tình trạng lãi suất tăng cao, lạm phát và tăng trưởng chậm sẽ trực tiếp tác động tới việc kinh doanh trong ngắn hạn. Khi đó, việc duy trì được lòng tin và tần suất sử dụng dịch vụ từ khách hàng đòi hỏi các bộ phận của ngân hàng phối hợp hài hòa, không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm mang lại nhiều trải nghiệm mới end-to-end theo hướng ứng dụng dữ liệu, đa kênh, được cá nhân hóa.

Nhìn sang ngành hàng bán buôn, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn trong cuộc chiến giành thị phần cho vay hay huy động trong một room tín dụng hạn hẹp. Theo đó, ngân hàng sẽ cần chuyển dịch tỷ lệ doanh thu từ hoạt động tín dụng và phi tín dụng, tăng cường phạm vi cung cấp của mình sang các sản phẩm giao dịch, giải pháp hỗ trợ quản lý dòng tiền, từ đó thắt chặt mối quan hệ giữa hai bên.

Điều này đặc biệt quan trọng khi các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu quản lý vốn lưu động để đảm bảo thanh khoản. Mặt khác, cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu cũng mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn để hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp trong hành trình hướng tới “net-zero” (lượng phát thải carbon bằng 0).

Yêu cầu về quản lý thanh khoản của các doanh nghiệp sẽ là vấn đề nổi cộm tạo ra cả cơ hội và thách thức với sự phát triển của mảng dịch vụ giao dịch/thanh toán tại ngân hàng.

Về mặt công nghệ, việc xây dựng một nền tảng hiện đại, có khả năng nhân rộng sẽ được tập trung. Công cụ này có thể cung cấp cái nhìn toàn diện theo thời gian thực về các giao dịch, đồng thời giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các dịch vụ hỗ trợ (ứng dụng DTL - công nghệ sổ cái phân tán trong tài trợ thương mại hay dịch vụ đảm bảo) hay nâng cao trải nghiệm khách hàng. Việc chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 20022 mới cũng giúp làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu, đưa các ngân hàng tiến gần tới mục tiêu số hóa.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần thiết lập và cải thiện năng lực vận hành nhằm giảm thiểu rủi ro từ các dịch vụ lưu ký và đối tác liên quan đến tài sản kỹ thuật số.

Quản lý tài sản: Công thức mới cho thành công mới

Ngành dịch vụ quản lý tài sản đang ở thời điểm chuyển mình. Các xu hướng như sự gia tăng nhu cầu tư vấn tài chính cá nhân đang yêu cầu các mô hình kinh doanh, cách thức cung cấp dịch vụ hiện tại phải đặt khách hàng làm trung tâm. Các công ty quản lý tài sản cần xây dựng mô hình tư vấn số bán tự động như một phương pháp tiết kiệm và hiệu quả trong việc cá nhân hóa hành trình trải nghiệm khách hàng.

Ngoài ra, các công ty cũng cần chú trọng vào chiến lược tối ưu hóa sản phẩm để giành ưu thế trên thị trường, đặc biệt trước bối cảnh khách hàng đang tìm kiếm các phương án tài sản thay thế, như quỹ đầu tư tư nhân và bất động sản để cân bằng lại danh mục đầu tư của mình.

Trong khi đó, hoạt động ngân hàng đầu tư có thể sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức mới vào năm 2023 đến từ các yếu tố kinh tế vĩ mô, đặt ra bài toán trái ngược hoàn toàn với cùng thời điểm hai năm trước, khi mảng hoạt động này công bố những mức lợi nhuận kỷ lục.

Xu hướng đảo ngược toàn cầu hóa, cuộc đua hướng tới nền kinh tế xanh và sự gia tăng vốn cá nhân đã mở ra cơ hội to lớn cho các ngân hàng đầu tư. Đổi lại, các ngân hàng cần nâng cao trải nghiệm khách hàng, tổ chức lại danh mục sản phẩm, nhắm đến khách hàng mới và điều chỉnh phạm vi hoạt động của mình. Khi hành lang pháp lý được hoàn thiện, các ngân hàng cần sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số bằng cách xây dựng hạ tầng có khả năng nhân rộng và đẩy mạnh hợp tác với các công ty Fintech và Bigtech.

Ngân hàng Việt Nam trước bối cảnh toàn cầu

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bất ổn và tình trạng suy thoái hiện hữu, kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi nhanh hơn dự kiến. Dù rủi ro trong triển vọng kinh tế vẫn được ADB nhận định ở mức cao, vị thế ngành Ngân hàng tại Việt Nam vẫn có thể ghi nhận lợi nhuận nếu tiếp tục duy trì bình ổn tỷ giá và đa dạng nguồn thu.

Theo báo cáo của Deloitte, chiến lược phát triển của ngành cần chú trọng tới việc chuyển dịch theo các xu hướng trọng yếu như tài chính nhúng – việc các doanh nghiệp phi tài chính tích hợp dịch vụ tài chính vào nền tảng có sẵn của mình (embedded finance), tài sản số (digital assets), hay tài chính xanh (green finance).

Tỷ giá, lãi suất và lạm phát sẽ tiếp tục là áp lực đối với ngành Ngân hàng. Từ Quý II/2022, cho vay bán lẻ đã và đang là lựa chọn tối ưu cho các ngân hàng để cân bằng rủi ro tín dụng/tài sản và tối ưu biên lãi thuần (NIM). Tuy nhiên, triển vọng dài hạn là tích cực nhờ chất lượng tài sản ổn định, thu nhập từ phí tăng và tỷ lệ chi phí tín dụng giảm mạnh. Thị trường vốn sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ hơn với mục đích cải thiện tính minh bạch và bền vững lâu dài.

trien vong nao cho nganh ngan hang viet nam trong nam 2023
Tỷ giá, lãi suất và lạm phát sẽ tiếp tục tạo áp lực lên triển vọng tăng trưởng của ngành Ngân hàng

Đẩy mạnh chuyển dịch số hóa

“Cá nhân hóa” sẽ là từ khóa quan trọng trong năm 2023 với ngành Ngân hàng khi yêu cầu chuyển đổi số, trải nghiệm dịch vụ mới trở thành nhu cầu cấp thiết.

Bên cạnh điểm sáng là sự ra đời các ngân hàng số với chiến lược tập trung vào khối bán lẻ, hoạt động xây dựng những sản phẩm cá nhân hóa cần được tiếp tục chú trọng, cụ thể như các cơ hội đầu tư phù hợp cho từng cá nhân; dịch vụ tư vấn quản lý tài chính/đầu tư riêng biệt; giải pháp ứng phó trong điều kiện khó khăn. Đời sống tài chính của khách hàng và sự gia tăng của cộng đồng Fintech dẫn đến việc định hướng gắn kết khách hàng đa kênh, gia tăng tiện ích, tận dụng tối đa các sáng kiến công nghệ để xây dựng lòng trung thành lâu dài, tránh hiện tượng phân mảnh trong cung cấp dịch vụ.

Trước sự phổ biến ngày càng tăng của các ứng dụng thanh toán, ví điện tử, các lựa chọn thanh toán mua trước trả tiền sau, các tổ chức phát hành thẻ cũng cần đưa ra chiến lược tăng tính cạnh tranh. Tài sản kỹ thuật số cũng là xu hướng cần chú ý khi loại hình này đang ngày càng phổ biến và có thể thay thế các hình thức đầu tư, thanh toán truyền thống. Vậy nên, việc định danh số cũng là một yếu tố trọng yếu khi rủi ro từ tội phạm tài chính ngày càng đa dạng và tinh vi.

Trước biến động của nền kinh tế, các ngân hàng cần đưa ra những chiến lược thu hút và duy trì nguồn tiền cũng như thắt chặt hơn mối quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp. Các mô hình dự báo, công nghệ tân tiến như Trí tuệ nhân tạo (AI), Mô hình học máy (ML) giúp ngân hàng dự đoán tốt hơn dòng tiền của khách hàng và cảnh báo sớm rủi ro.

Trong bối cảnh nền kinh tế xanh đã và đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp với cam kết “net-zero”, các ngân hàng cần đảm bảo cân bằng nguồn vốn cấp tín dụng cho các lĩnh vực xanh nhằm hướng các doanh nghiệp tới xu hướng phát triển bền vững trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Với dịch vụ ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản, đây sẽ là thị phần mà các nhà quản lý tài sản hướng tới trong dài hạn. Giai đoạn “tiền rẻ” qua đi, nhu cầu quản lý tài sản ở Việt Nam sẽ gia tăng khi các nhà đầu tư cần trú ẩn trước sóng gió thị trường. Dịch vụ này có tiềm năng phát triển lớn do tốc độ gia tăng lượng người siêu giàu cao và dòng tiền của các cá nhân phần lớn đang đổ về các sản phẩm tài chính truyền thống như tiết kiệm, thay vì đa dạng danh mục đầu tư nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

Hiểu được “nguy” và “cơ” trong ngắn hạn và dài hạn, các ngân hàng cần cẩn trọng đánh giá danh mục sản phẩm dịch vụ hiện tại, lường trước rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo các giá trị mới được tạo ra. Cơ hội luôn tiềm ẩn trong khó khăn và nhiều ngân hàng đã tham gia cuộc hành trình vượt khó của mình bằng cách không ngừng đổi mới, vượt qua các giới hạn hiện tại với tôn chỉ hướng tới khách hàng làm trung tâm.

Lê Đỗ

Nguồn:

Thông tin chứng khoán

Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Ngân hàng
KKH
1 tuần
2 tuần
3 tuần
1 tháng
2 tháng
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
Vietcombank
0,10
0,20
0,20
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
BIDV
0,10
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,90
7,20
7,20
VietinBank
0,10
0,20
0,20
0,20
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Cake by VPBank
1,00
-
-
-
6,00
-
6,00
8,90
-
9,00
9,00
ACB
-
1,00
1,00
1,00
5,50
5,60
5,70
6,70
6,90
7,10
7,80
Sacombank
-
-
-
-
5,50
5,60
5,70
7,50
7,70
7,90
8,30
Techcombank
0,30
-
-
-
5,90
5,90
5,90
7,70
7,70
7,70
7,70
LienVietPostBank
-
0,10
0,10
0,10
6,00
6,00
6,00
7,60
7,60
8,00
8,50
DongA Bank
1,00
1,00
1,00
1,00
6,00
6,00
6,00
8,55
8,60
8,65
9,20
Agribank
0,50
-
-
-
4,90
4,90
5,40
5,80
5,80
7,20
7,20
Eximbank
0,20
1,00
1,00
1,00
5,60
5,70
5,80
6,30
6,60
7,10
7,50
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 23.310 23.680 24.662 26.042 27.702 28.883 175,33 185,62
BIDV 23.350 23.650 24.859 26.062 27.830 28.912 173.60 182.70
VietinBank 23.305 23.665 24.488 26.123 28.168 29.178 176,97 184,92
Agribank 23.300 23.660 24.910 26.057 27.948 28.857 177,53 185,26
Eximbank 23.270 23.650 24.970 25.647 28.029 28.789 177,36 182,17
ACB 23.350 23.800 25.009 25.606 28.028 28.765 177,51 181,93
Sacombank 23.315 23.700 25.080 25.687 28.247 28.862 177,80 183,35
Techcombank 23.325 23.675 24.760 26.090 27.766 29.067 173,38 185,81
LienVietPostBank 23.390 24.010 24.880 26.235 28.154 29.108 176,00 187,77
DongA Bank 23.360 23.680 24.980 25.620 28.050 28.760 176,5 182,10
(Cập nhật trong ngày)

Giá vàng Xem chi tiết

Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
66.550
67.270
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
66.550
67.250
Vàng SJC 5c
66.550
67.270
Vàng nhẫn 9999
54.900
55.900
Vàng nữ trang 9999
54.750
55.500