Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

VN-Index bật tăng mạnh trở lại trong phiên 20/5

Bình Minh
Bình Minh  - 
Sau chuỗi điều chỉnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một phiên giao dịch đầy hứng khởi vào ngày 20/5 khi chỉ số VN-Index bật tăng mạnh hơn 18 điểm, lên sát mốc 1.315 điểm. Đà phục hồi được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là bộ ba nhà Vingroup cùng sự hỗ trợ tích cực từ nhóm ngân hàng và cổ phiếu đầu ngành.
aa

Kết thúc phiên 20/5, VN-Index tăng 18,86 điểm (+1,46%) lên 1.315,15 điểm, với thanh khoản cải thiện nhẹ so với phiên trước. Giá trị khớp lệnh toàn sàn HoSE đạt hơn 20.100 tỷ đồng. Lực kéo chính đến từ “nhóm Vin” khi VIC tăng kịch trần, VHM tăng 5,78%, VRE tăng 3,03%, VPL tăng 1,53%. Đây là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất lên chỉ số chung.

VN30-Index đang bứt phá tốt hơn thị trường chung
VN30-Index đang bứt phá tốt hơn thị trường chung

Không dừng lại ở đó, các bluechips khác như BCM, GVR, HPG, MSN, MWG, SAB cũng đồng loạt tăng giá, tạo nên hiệu ứng lan tỏa trên diện rộng. Ngay cả nhóm ngân hàng - nhóm ngành dẫn dắt thanh khoản thời gian qua - cũng ghi nhận diễn biến tích cực khi TCB tăng 4,58%, MSB tăng 1,72%, STB, EIB, MBB, VPB đều tăng trên 1%.

Bên cạnh đó, sắc xanh cũng phủ kín các nhóm ngành như chứng khoán, bán lẻ, thép và y tế. Tuy nhiên, nhóm viễn thông lại đi ngược xu thế khi chìm trong sắc đỏ, khiến đà tăng phần nào bị kiềm chế.

Bình luận về diễn biến thị trường, ông Lê Nguyên Hưng - chuyên gia phân tích chứng khoán cho rằng: “Phiên tăng mạnh ngày 20/5 đến từ hiệu ứng tâm lý tích cực khi chỉ số VN-Index đã tích lũy đủ lâu quanh vùng hỗ trợ 1.290-1.295 điểm. Việc “nhóm Vin” đồng loạt tăng mạnh như một chất xúc tác, kích hoạt dòng tiền bắt đáy quay trở lại”.

Tuy nhiên, theo ông Hưng, vẫn còn những yếu tố cần theo dõi. “Dù dòng tiền nội có dấu hiệu cải thiện, nhưng khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh, đặc biệt tại các cổ phiếu bluechips. Đây là rào cản đáng chú ý đối với đà tăng bền vững trong ngắn hạn”.

Giao dịch của khối ngoại trong phiên 20/5 tiếp tục là điểm trừ khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 561 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên sàn HoSE, giá trị bán ròng lên tới 517 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu VHM bị bán ròng mạnh nhất với 569 tỷ đồng, trong khi FPT và SHB cũng lần lượt bị rút ròng 320 tỷ và 176 tỷ đồng. Một số mã khác như HCM và NVL cũng ghi nhận giá trị bán ròng hàng chục tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với 180 tỷ đồng. Các cổ phiếu VIX, MWG, MBB, VIC cũng thu hút lực mua từ khối ngoại nhưng giá trị khiêm tốn hơn, dao động quanh mức 70 - 112 tỷ đồng/mã.

Thông tin tích cực từ mặt trận vĩ mô cũng góp phần hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư. Cụ thể, phiên đàm phán lần thứ hai về Hiệp định thương mại song phương đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang diễn ra từ ngày 19-22/5 tại Washington D.C. với sự dẫn đầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Đây là tín hiệu cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội thu hút đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu.

Ông Đỗ Minh Thịnh - Giám đốc đầu tư một quỹ nội địa tại Hà Nội đánh giá: “Bất kỳ động thái nào làm gia tăng quan hệ thương mại với Hoa Kỳ đều được thị trường nhìn nhận tích cực. Tuy chưa có kết quả cụ thể, nhưng đàm phán thể hiện cam kết hội nhập và cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Điều này có thể kích hoạt kỳ vọng dòng vốn ngoại quay trở lại trong trung - dài hạn”.

Tính đến cuối phiên giao dịch, sắc xanh chiếm ưu thế trên sàn HoSE với 178 mã tăng, so với 116 mã giảm. VN-Index ghi nhận mức tăng trọn vẹn trong phiên, sau khi đã bật mạnh hơn 17 điểm ngay trong phiên sáng. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng tăng 0,42 điểm lên 217,66 điểm. Ngược lại, UPCoM-Index giảm nhẹ 0,09 điểm xuống 95,62 điểm do lực bán xuất hiện tại một số cổ phiếu đầu cơ.

Đánh giá về xu hướng ngắn hạn, các chuyên gia cho rằng VN-Index có thể tiếp tục thử thách vùng kháng cự 1.320-1.330 điểm nếu duy trì được dòng tiền mạnh và lực đỡ từ nhóm vốn hóa lớn. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn và giao dịch tiêu cực từ khối ngoại có thể khiến thị trường rung lắc.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin khác

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.
POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã: POW) đang cho thấy sự trở lại mạnh mẽ trong năm 2025, khi những khó khăn của giai đoạn trước dần được thay thế bằng loạt yếu tố thuận lợi đến từ thị trường, nguồn cung và chính sách điều hành. Đặc biệt, điện khí là mảng từng trầm lắng lại đang hồi phục mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng không chỉ cho kết quả kinh doanh ngắn hạn mà còn cho triển vọng trung và dài hạn.
Thanh khoản lao dốc, VN-Index giảm hơn 1 điểm

Thanh khoản lao dốc, VN-Index giảm hơn 1 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/6, VN-Index giảm nhẹ 1,03 điểm (-0,08%) xuống 1.315,2 điểm, trong khi HNX-Index cũng mất 0,17 điểm (-0,08%) về 226,23 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục lao dốc, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những tín hiệu không rõ ràng về xu hướng ngắn hạn.
Chứng khoán Mỹ bật tăng: Giá dầu, tiêu dùng lên ngôi giữa lúc Fed “án binh bất động”

Chứng khoán Mỹ bật tăng: Giá dầu, tiêu dùng lên ngôi giữa lúc Fed “án binh bất động”

Phiên giao dịch ngày 10/6 (theo giờ Mỹ, tức rạng sáng 11/6 theo giờ Việt Nam) khép lại trong sắc xanh trên cả ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ, với động lực đến từ đà tăng mạnh của nhóm năng lượng và tiêu dùng không thiết yếu. Bên cạnh đó, các diễn biến về chính sách tiền tệ và thương mại quốc tế tiếp tục tác động đến tâm lý thị trường.
VN-Index tăng gần 6 điểm nhờ lực kéo cuối phiên

VN-Index tăng gần 6 điểm nhờ lực kéo cuối phiên

Phiên giao dịch ngày 10/6 khép lại với sắc xanh nhạt, khi mà chỉ số VN-Index tăng nhẹ 5,66 điểm (+0,43%) lên mức 1.316,23 điểm. Tuy nhiên, thị trường tiếp tục thể hiện trạng thái phân hóa rõ rệt, dòng tiền dè dặt và nhịp tăng vẫn thiên về yếu tố phục hồi kỹ thuật hơn là xu hướng tăng bền vững.
Chứng khoán Mỹ: Tâm lý thị trường nhạy cảm với rủi ro lạm phát và thuế quan

Chứng khoán Mỹ: Tâm lý thị trường nhạy cảm với rủi ro lạm phát và thuế quan

Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 10/6 giờ Việt Nam), thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biến trái chiều, trong bối cảnh nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước loạt dữ liệu lạm phát quan trọng sẽ được công bố trong tuần này.
SHB chi cổ tức tiền mặt khủng, cổ phiếu vào sóng mới

SHB chi cổ tức tiền mặt khủng, cổ phiếu vào sóng mới

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHB) đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của giới đầu tư khi chuẩn bị “mở két” chi trả hơn 2.000 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt và nhận được lực mua ròng mạnh mẽ từ khối ngoại. Những tín hiệu tích cực cả về hoạt động kinh doanh lẫn kỳ vọng dòng vốn ngoại đang tạo đà mới cho cổ phiếu SHB trong bối cảnh thị trường đang tìm kiếm các mã ngân hàng có định giá hấp dẫn.
VN-Index rung lắc mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ 1.300-1.320 điểm

VN-Index rung lắc mạnh, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ 1.300-1.320 điểm

Tuần giao dịch từ 9-13/6 được dự báo sẽ là giai đoạn bản lề của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN-Index kiểm định vùng hỗ trợ then chốt quanh mốc 1.320 điểm. Đây được xem là mốc kỹ thuật quan trọng, quyết định khả năng duy trì xu hướng tăng ngắn hạn hay bước vào một nhịp điều chỉnh sâu hơn.
Phố Wall thăng hoa nhờ dữ liệu việc làm tích cực và những thông tin đáng chú ý tuần qua

Phố Wall thăng hoa nhờ dữ liệu việc làm tích cực và những thông tin đáng chú ý tuần qua

Chứng khoán Mỹ khép lại tuần trước với sắc xanh trên diện rộng, sau khi báo cáo việc làm tháng Năm công bố vào thứ Sáu củng cố đà tăng hàng tuần của cả ba chỉ số chính. Cụ thể, Nasdaq Composite tăng hơn 2,3%, S&P 500 tăng khoảng 1,6%, còn Dow Jones Industrial Average tăng hơn 1%.