Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

VN-Index giằng co: GEX, TCH, HAG nổi sóng giữa biển lặng

Bình Minh
Bình Minh  - 
Phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần (ngày 23/5) khép lại trong trạng thái lình xình với điểm số tăng nhẹ, nhưng để lại nhiều dấu hiệu cho thấy sự thận trọng rõ rệt của nhà đầu tư. VN-Index giằng co quanh mốc tham chiếu trong suốt thời gian giao dịch, thiếu vắng những cú kéo điểm đáng kể từ nhóm cổ phiếu trụ cột. Đóng cửa, chỉ số tăng nhẹ 0,62 điểm lên 1.314,46 điểm - mức tăng không đủ để làm thị trường sôi động trở lại trong bối cảnh thanh khoản “bốc hơi”.
aa
VN-Index giằng co quanh mốc tham chiếu trong suốt thời gian giao dịch
Thanh khoản sụt mạnh, nhà đầu tư thận trọng, khối ngoại “quay xe” bán ròng gần 200 tỷ đồng

Tổng giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE sụt xuống còn hơn 15.000 tỷ đồng - mức thấp nhất trong 15 phiên gần nhất, giảm gần 40% so với mức trung bình 4 phiên đầu tuần và thấp hơn đáng kể so với trung bình 21.600 tỷ đồng/ngày của tuần trước. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy dòng tiền đang chậm lại, nhà đầu tư bước vào trạng thái quan sát thay vì hành động.

Sự suy yếu của nhóm cổ phiếu họ Vin, điển hình như VIC, VHM và VRE, tiếp tục là điểm trừ trong tâm lý thị trường. Các nỗ lực kéo chỉ số của nhóm trụ như GAS, VHM hay FPT bị cản lại bởi lực cung thường trực, khiến VN-Index gần như chỉ dao động trong biên độ hẹp. Thống kê cho thấy biên độ biến động tối đa trong phiên chỉ khoảng 0,87% - mức nhỏ nhất trong 15 phiên gần đây.

Không chỉ VN-Index, các chỉ số thành phần cũng thể hiện trạng thái phân hóa và giằng co: VN30-Index giảm nhẹ 0,16 điểm với 15 mã tăng/12 mã giảm. Midcap tăng 0,28% với 31 mã tăng/34 mã giảm. Smallcap tăng 0,52% với tỷ lệ mã tăng/giảm gần như ngang bằng. Độ rộng thị trường cho thấy không bên nào thực sự chiếm ưu thế rõ ràng.

Thanh khoản giảm không chỉ ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn mà lan rộng toàn thị trường. Các mã “siêu thanh khoản” như STB, VIX, GEX, SHB, FPT 1 vốn thường xuyên ghi nhận giá trị giao dịch cả ngàn tỷ đồng, đều suy giảm mạnh. SHB dẫn đầu thị trường về thanh khoản với hơn 600 tỷ đồng, nhưng cũng giảm tới 42% so với phiên liền trước. VIX đạt 574,9 tỷ đồng, giảm tới 61%. GEX giảm 63%.

Dù vậy, không thể chỉ “đổ lỗi” cho các mã lớn. Khi loại bỏ giao dịch của 5 mã dẫn đầu về thanh khoản, thanh khoản khớp lệnh hai sàn vẫn giảm tới 37%. Rổ VN30 sụt 31%, nhóm Midcap giảm 43% và Smallcap giảm 30%. Rõ ràng, tâm lý thận trọng đang bao trùm, khiến vòng quay tiền chậm lại trên diện rộng.

Trong thế trận giằng co chung, vẫn nổi bật một số cổ phiếu hút tiền và tăng giá mạnh. GEX là điểm sáng khi tăng tới 5,31% với thanh khoản gần 477 tỷ đồng. TCH tăng 3,29%, HAG tăng 4,94%, GEE tăng gần 7%, DCM và HHS cũng ghi nhận mức tăng trên 2% cùng thanh khoản cao. Ngược lại, nhóm giảm mạnh có VIX, CII, HCM, PDR, DIG, VPI… với mức sụt giá trên 1% và giá trị giao dịch đều đạt hàng trăm tỷ đồng mỗi mã.

Một điểm đáng chú ý khác là sự đảo chiều của khối ngoại. Sau chuỗi phiên mua ròng gần đây, khối ngoại “quay xe” bán ròng tổng cộng 199 tỷ đồng trong phiên 23/5, chủ yếu trên sàn HoSE với giá trị gần 137 tỷ đồng. Áp lực bán mạnh dồn vào các cổ phiếu như FPT (-127 tỷ), MSN (-108 tỷ), MWG, HCM và HPG. Ở chiều ngược lại, GEX được mua ròng mạnh nhất với gần 79 tỷ đồng, theo sau là VHM, VIC và STB – mỗi mã được rót ròng trên 60 tỷ đồng. TCH cũng được mua ròng 43 tỷ đồng.

Khối ngoại có sự phân hóa rõ nét trong phiên, khi buổi sáng bán ròng hơn 316 tỷ đồng nhưng buổi chiều quay lại mua ròng 179 tỷ. Điều này thể hiện rõ tâm lý giao dịch thận trọng, phản ứng linh hoạt trước biến động thị trường.

Tổng thể, thị trường kết thúc phiên cuối tuần trong trạng thái “đi ngang” với điểm số xanh nhẹ nhưng không mang nhiều ý nghĩa về xu hướng. Thanh khoản thấp cho thấy lực cầu yếu và tâm lý quan sát chiếm ưu thế. Tuy nhiên, vẫn có những cổ phiếu tạo sóng nhờ yếu tố riêng, thu hút sự quan tâm của dòng tiền đầu cơ. Trong ngắn hạn, việc thị trường giữ vững mốc 1.310 điểm bất chấp lực bán từ khối ngoại và dòng tiền suy yếu được xem là điểm tích cực, nhưng để bứt phá, rõ ràng cần nhiều hơn là sự “cầm cự”.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin khác

S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

Phố Wall mở màn tuần mới 16/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 17/6 giờ Việt Nam) trong sắc xanh đồng thuận. Chỉ số S&P 500 nhích 0,94% lên 6.033,11 điểm, Dow Jones cộng 0,75% đạt 42.515,09 điểm, trong khi Nasdaq Composite bứt 1,52% lên kỷ lục 19.701,21 điểm.
Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong đêm Chủ nhật, trong bối cảnh các vụ tấn công tên lửa qua lại giữa Israel và Iran suốt cuối tuần đã gây chấn động các thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi đó, giá dầu tiếp tục tăng, nối dài đà bứt phá của tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2025.
Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khép lại trong trạng thái “hít thở” quanh vùng hỗ trợ 1.300 - 1.325 điểm. VN-Index mất 1,08% so với cuối tuần trước, đóng cửa tại 1.315,49 điểm; HNX-Index lùi 1,66% còn 224,82 điểm, phản ánh không khí điều chỉnh, tích lũy chiếm ưu thế suốt năm phiên vừa qua. Khối lượng khớp lệnh trên HoSE vẫn duy trì quanh 27.000 tỷ đồng/phiên, cho thấy dòng tiền chưa rời bỏ thị trường mà chủ yếu dịch chuyển giữa các “pocket” cơ hội.
Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch từ 16/6 đến 20/6 hứa hẹn sôi động hơn thường lệ khi loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đồng loạt “ấn nút” chốt quyền nhận cổ tức. Điều này không chỉ mở ra cơ hội thu nhập thụ động cho nhà đầu tư mà còn giúp các chuyên gia dự báo một “dòng tiền phòng thủ” sẽ quay trở lại những mã trả cổ tức cao, trong bối cảnh VN-Index đang cần điểm tựa mới sau giai đoạn tăng nóng hồi đầu tháng 6.
Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Trong khi phần lớn chứng khoán Phố Wall nhuộm đỏ phiên 13/6 (giờ Mỹ, rạng sáng 14/6 giờ Việt Nam) vì nỗi lo Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chưa sớm nới lỏng chính sách, nhóm năng lượng lại bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng hiếm hoi trên bảng điện tử. Đà lao dốc của công nghệ và thanh toán đã kéo cả ba chỉ số chính lùi sâu, nhưng diễn biến giá dầu tăng vọt và kỳ vọng hưởng lợi từ căng thẳng Trung Đông giúp cổ phiếu dầu khí, nhiên liệu sinh học “ngược dòng” ngoạn mục.
Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/6 khép lại với sắc đỏ áp đảo. Dù chỉ số chính chỉ giảm 7,5 điểm (-0,57%) nhờ lực đỡ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, thị trường vẫn ghi nhận một làn sóng bán tháo mạnh mẽ khiến hàng trăm mã giảm, cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

Chốt phiên hôm qua (giờ Mỹ), chỉ số S&P 500 tăng điểm, được hỗ trợ bởi triển vọng tích cực từ Oracle, làm dấy lên làn sóng lạc quan mới xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó bù đắp phần nào lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông và đà giảm của cổ phiếu Boeing.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.