Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Vốn ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp Việt vươn xa

Thanh Bình
Thanh Bình  - 
Agribank luôn khẳng định vai trò là NHTM Nhà nước lớn nhất trong hệ thống TCTD ở Việt Nam, kiên định với sứ mệnh chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong suốt hành trình 36 năm phát triển, nguồn vốn Agribank đã và đang góp phần giúp nhiều doanh nghiệp Việt phát triển bền vững, vươn xa ra thế giới từ những nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương.
aa
Đầu tư phát triển “tam nông” là nhiệm vụ trọng tâm Agribank hỗ trợ 700 triệu đồng cho người nghèo

Khẳng định uy tín

Việt Nam là một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 toàn cầu. Từ nguồn đất nguyên liệu trải qua nhiều công đoạn và công nghệ sản xuất hiện đại, những tấm gạch ốp lát chất lượng cao của Công ty cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng (Mikado Group) đã được hình thành. Năm 2002, công ty quyết định đầu tư về Tiền Hải - Thái Bình. Thời điểm đó, với việc đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, phù hợp thị hiếu thị trường, sản phẩm được sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó. Trong những ngày đầu tiên ấy, doanh số công ty khoảng 2 tỷ đồng/tháng, con số đáng mơ ước lúc bấy giờ. Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp tiếp tục triển khai các giải pháp để đưa viên gạch ốp lát Việt Nam vươn ra biển lớn. Lúc đầu công ty xuất khẩu sang Pháp, gạch size rất nhỏ 20*20, phù hợp thị hiếu người Pháp, tiếp theo đó là xuất khẩu đi các nước Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và cho đến hiện tại, sản phẩm gạch ốp lát của công ty đã có mặt tại 60 quốc gia trên toàn thế giới, doanh thu năm 2023 mang về tới trên 30 triệu USD. Ban đầu, công ty có 1 nhà máy, đến nay, sau 22 năm, công ty đã sở hữu một cơ ngơi bề thế với 10 nhà máy công suất lớn mang theo khát vọng đưa “đất” Việt vươn xa…

Trong sự phát triển mạnh mẽ của Công ty Mikado Group có sự đồng hành gắn kết thủy chung của Agribank. Từ những ngày đầu, ngân hàng đã đồng hành đầu tư cho Mikado Group 25 tỷ đồng để xây dựng nhà máy đầu tiên với tổng vốn đầu tư 56 tỷ đồng. Đến nay Agribank luôn đồng hành cùng công ty với hạn mức tín dụng lên tới trên 400 tỷ đồng, hoàn toàn đáp ứng đủ và kịp thời về vốn để doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. “Những đồng vốn của Agribank từ những ngày khởi sự cho đến bây giờ là một tài sản rất quý, giúp công ty phát triển mở rộng và không ngừng vươn xa”, ông Phạm Bách Tùng - Tổng Giám đốc Mikado Group khẳng định và cho biết thêm, với sự hỗ trợ rất lớn về nguồn vốn ban đầu, doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống máy móc hiện đại cho sản xuất, xây dựng xuất phát điểm chuẩn chỉnh về chất lượng sản phẩm ngay từ đầu… Xác định sẽ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước, đồng thời không ngừng mở rộng thị trường nước ngoài, trong hơn 20 năm qua, mục tiêu này của doanh nghiệp được đảm bảo với cơ cấu tỷ lệ xuất khẩu 30% sản lượng. Áp lực để đưa được sản phẩm ra thị trường quốc tế, tăng trưởng được tỷ lệ xuất khẩu là không hề nhỏ. Vì thế, công ty luôn luôn nỗ lực đổi mới về mẫu mã, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ…

Cán bộ Agribank thăm cơ sở sản xuất của Công ty Mikado Group tại Tiền Hải - Thái Bình
Cán bộ Agribank thăm cơ sở sản xuất của Công ty Mikado Group tại Tiền Hải - Thái Bình

Hiện còn rất nhiều công ty xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn trong nước đã và đang được Agribank đồng hành, trong số đó có Công ty cổ phần Prosi Thăng Long, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2014; vốn điều lệ liên tục tăng trưởng đến nay đạt 289 tỷ đồng. Công ty hiện kinh doanh 5 mặt hàng chính là: quế, hồi, hạt tiêu, cơm dừa và hạt điều; thu mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân và các doanh nghiệp trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Ninh, khu vực Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng… khu vực miền Nam như Bình Phước, Bến Tre… Hiện công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp cho các khách hàng tại 78 quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Nga, Ấn Độ, Srilanka, Sudan, Mỹ, Ai Cập, Brazin, Canada, UAE, Bangladesh. Riêng trong năm 2023, với mức tăng trưởng hơn 180% về sản lượng, Prosi Thăng Long đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu hoa hồi lớn nhất Việt Nam, thu về hàng chục triệu USD. Công ty là khách hàng thân thiết tại Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch từ năm 2016, đến nay hạn mức tín dụng dành lên tới 120 tỷ đồng.

Agribank luôn chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và kịp thời nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng để từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ, đồng hành phù hợp. Ông Vũ Quốc Minh - Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch cho biết, ngân hàng luôn chủ động tiếp cận khách hàng, nắm bắt nhu cầu vay vốn, khẩn trương thiết lập quan hệ tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh Sở Giao dịch luôn bám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, định kỳ cập nhật kết quả khách hàng để có thể tư vấn, áp dụng các chính sách về bảo đảm tiền vay, lãi suất, phí và các dịch vụ thanh toán phù hợp đối với các doanh nghiệp trong từng thời kỳ…

Hết lòng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân

Từ khi thành lập cho tới nay, Agribank luôn kiên định sứ mệnh phục vụ “Tam nông” khi dành 70% tổng dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn hệ thống TCTD.

Hiện thực hóa sứ mệnh trên, Agribank chủ động và tích cực triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích với nhiều kênh phân phối đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hàng năm, Agribank luôn dẫn đầu về số tiền hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế với việc dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay và sử dụng dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống người dân khu vực nông thôn; đóng góp nhất định vào thành công của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung cho 3 động lực tăng trưởng chính là tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư; ưu tiên 5 lĩnh vực mũi nhọn bao gồm xuất khẩu, nông nghiệp, công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, từ đầu năm 2024, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp gia tăng khả năng tiếp cận vốn và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong đó chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, triển khai các chương trình tín dụng quy mô hơn 150.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1-3%/năm so với lãi suất thông thường để khuyến khích, hỗ trợ khách hàng sử dụng vốn.

Từ nguồn vốn của Agribank, nhiều khách hàng đã phát triển kinh tế nhanh và bền vững
Từ nguồn vốn của Agribank, nhiều khách hàng đã phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Hướng dòng vốn vào 3 động lực tăng trưởng và 5 lĩnh vực ưu tiên, năm 2024, Agribank triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu với quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất giảm tối đa 2,4%/năm; khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất giảm tối đa 1,5%/năm; doanh nghiệp đầu tư dự án thuộc 6 ngành trọng điểm và lĩnh vực xanh quy mô 15.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 6% cố định trong năm đầu; khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP với lãi suất ưu đãi thấp hơn tối đa 2,0%/năm so với sàn lãi suất cho vay thông thường; chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất chỉ từ 3,0%/năm và phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0%/năm.

Agribank đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho quê hương, đất nước.

Thanh Bình

Tin liên quan

Tin khác

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Các chuyên gia kiến nghị sớm ban hành danh mục phân loại xanh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án và hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro môi trường – xã hội.
Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Từng bị coi là lựa chọn mạo hiểm và đầy rủi ro, ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) giờ đây đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong ba ngành nghề có thu nhập cao nhất tại Việt Nam theo báo cáo thị trường việc làm năm vừa qua. Không còn là lĩnh vực dành riêng cho “dân công nghệ”, Data Science đang chứng minh là “tấm vé vàng” cho những người trẻ sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.
Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Ngành thuế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý sang phục vụ, lấy hộ kinh doanh làm trung tâm hỗ trợ. Việc số hóa toàn diện, áp dụng công nghệ và minh bạch chính sách, hỗ trợ người nộp thuế là trọng tâm, nhằm tạo dựng một hệ sinh thái thuế hiện đại, công bằng và hiệu quả.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá đường lao dốc, tồn kho chạm đỉnh, trong khi áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và hàng lậu ngày càng gay gắt. Trước những “cơn sóng dữ” này, chỉ những giải pháp ngắn hạn như hỗ trợ giá hay siết nhập khẩu là chưa đủ, ngành mía đường cần được tiếp sức bằng một chiến lược phát triển bền vững, dài hạn và toàn diện.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1186 /QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyên gia: Hà Nội cần cơ chế đặc thù để thu hút nhân lực công nghệ cao

Chuyên gia: Hà Nội cần cơ chế đặc thù để thu hút nhân lực công nghệ cao

UBND TP. Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo chuyên đề về cơ chế, chính sách ưu đãi và biện pháp hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc.
Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Mô hình “sở hữu linh hoạt” của Green Future được nhiều chuyên gia đánh giá là giải pháp lý tưởng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sự tiện lợi và an toàn tài chính.