Xuất khẩu gỗ và lâm sản hướng tới mục tiêu 14 tỉ USD
![]() |
Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển cho biết, về cơ bản năm 2020 ngành Lâm nghiệp hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao: Năm 2020, cả nước đã trồng được 230.288 ha rừng, đạt 105% so với kế hoạch. Nhờ đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng, tỉ lệ che phủ rừng đã không ngừng tăng và đạt 42%.
Năm 2020 cả số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại đều giảm so với năm 2019. Cả nước đã phát hiện 10.931 vụ vi phạm giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2020 là 1.513ha, giảm 1.062ha so với năm 2019. Về khai thác gỗ đạt khoảng 30 triệu m3 gỗ, đạt 105% kế hoạch năm, đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến.
Trong năm 2020, mặc dù tác động của dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và tiêu sản phẩm gỗ và lâm sản, Tổng cục Lâm nghiệp đã luôn chủ động, thường xuyên phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản để nắm bắt tình hình. Từ đó, đó tham mưu để Bộ NN&PTNT có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời Tổng cục Lâm nghiệp cũng theo dõi và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện và xử lý các vụ tranh chấp thương mại quốc tế.
Qua đó đã giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất để duy trì tăng trưởng của ngành. Kết quả, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm 2020 đạt khoảng 13,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2019, xuất siêu cả năm của ngành lâm nghiệp ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2019. Ngoài ra, cũng trong năm 2020, cả nước thu được 2.566,8 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng, trong đó Quỹ dịch vụ môi trường rừng Trung ương thu 1.604 tỷ đồng, Quỹ địa phương thu 962,1 tỷ đồng.
Năm 2021, ngành lâm nghiệp đề ra mục tiêu phấn đấu: trồng rừng tập trung 230.000 ha (rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất); khoanh nuôi tái sinh rừng 150.000 ha, trồng 200 triệu cây phân tán; khai thác gỗ rừng sản xuất khoảng 32 triệu m3 (rừng sản xuất tập trung 21,5 triệu m3; khai thác cây trồng phân tán, gỗ vườn nhà 5,5 triệu m3; gỗ cao su 5 triệu m3, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 14 tỷ USD, thu dịch vụ môi trường rừng 2.800 tỷ đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng năm 2020 ngành lâm nghiệp đã phải đối mặt với ba thách thức lớn: Đó là đại dịch COVID-19, đặc biệt là quý 1 và quý 2-2020 khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy. Bên cạnh đó là tác động của biến đổi khí hậu, sự dị thường của thời tiết suốt từ đầu năm đến cuối năm. Cạnh tranh thương mại toàn cầu khiến xuất khẩu gỗ và đồ gỗ phải cạnh tranh với 2 nước có thị phần lớn nhất là Hàn Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đã khống chế được dịch Covid-19; cùng với đó là sự vào cuộc tích cực, chủ động của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, sản xuất, chế biến đồ gỗ và lâm sản đã phục hồi nhanh chóng, cả năm tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp năm 2020 chính là “cứu cánh” giúp toàn ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, đạt được kim ngạch xuất khẩu đề ra. Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp không chỉ giúp nông nghiệp tăng trưởng mà đằng sau đó là thu nhập của người lao động, sinh kế của người trồng rừng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ ra những tồn tại, nút thắt để ngành lâm nghiệp giải quyết trong thời gian tới như tỉ lệ che phủ rừng ở 3 khu vực trọng điểm là Tây Bắc, Tây Nguyên và rừng ven biển vẫn chưa hoàn toàn yên tâm về an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, địa hình… Bên cạnh đó, việc khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều chính sách nhưng chưa thỏa đáng; chính sách hỗ trợ còn bất cập nên chưa khuyến khích người dân, kể cả chủ hộ cá nhân hay đơn vị tham gia phục hồi, phát triển rừng.
Bộ trưởng ghi nhận và biểu dương những đóng góp của ngành lâm nghiệp năm 2020, đồng thời mong muốn năm 2021, ngành lâm nghiệp tiếp tục phấn đấu các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, trong đó cần quan tâm hơn nữa đến công tác trồng rừng vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa góp phần đẩy mạnh trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến, đưa ngành lâm nghiệp của đất nước tiếp tục phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người trồng rừng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp sớm hoàn thiện Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, do Thủ tướng Chính phủ phát động. Đồng thời, tổng kết 10 năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; hoàn thiện Đề án Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu, trên cơ sở bảo vệ bền vững môi trường rừng…
Các tin khác

Ngành xây dựng bứt phá nhờ sự phục hồi bất động sản và dòng vốn FDI

Hợp tác công - tư hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong chuyển đổi xanh

Nutifood được vinh danh 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Kết nối giao thương B2B tại HCMC Foodex 2025

Tăng cường quản lý xuất xứ hàng hóa

Kinh doanh có trách nhiệm: Yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp.

BIDV và IMG cùng gia tăng giá trị toàn chuỗi cho các dự án bất động sản

Việt Nam lần đầu tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số

Thủ tướng: Doanh nghiệp nhà nước phải xông pha hơn nữa, tiên phong chuyển đổi số

Ngành Du lịch: Khi trách nhiệm của doanh nghiệp là điểm tựa cho sự phát triển bền vững

Đẩy mạnh đào tạo để gia nhập ngành công nghệ bán dẫn toàn cầu

Tận dụng cơ hội để củng cố năng lực cạnh tranh

Hàng không Việt Nam tăng trưởng hai con số trong quý đầu năm 2025

EVN nỗ lực đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định

Xuất khẩu thủy sản phục hồi ấn tượng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
