10 năm iPhone ra đời: Thiết bị đã thay đổi cả thế giới
Tim Cook bị hạ lương vì doanh thu kém | |
Apple thách thức Samsung ngay tại quê nhà Hàn Quốc | |
Apple có thể sản xuất iPhone ở Ấn Độ vào 2017 |
Steve Jobs, CEO Apple trong lễ ra mắt iPhone năm 2007. Ông đã qua đời năm 2011 do bị ung thư tuyến tuỵ |
"Cứ một thời gian lại có một sản phẩm mang tính cách mạng thay đổi thế giới", ông Jobs nói trong một bài phát biểu tại triển lãm thường niên MacWorld.
Tiếp đó ông nhìn lại những lại những thành tựu mà Apple Computer đã đạt được trước đó, đặc biệt nhấn mạnh sự ra mắt của chiếc Macintosh năm 1984 và iPod năm 2011. Steve Jobs cũng nói rằng 2 thiết bị nêu trên đã giúp thay đổi ngành công nghiệp của chúng theo từng cách riêng.
"Hôm nay, Apple sẽ đổi mới khái niệm điện thoại", ông nói. Ông cũng tuyên bố rằng công ty sẽ đổi tên thành "Apple Inc." để chỉ ra rằng mảng máy tính không còn là cốt lõi của hãng nữa.
Nhưng có một điều ông không nói – dù hiện hữu rõ rệt theo thời gian – đó là chính ông cũng đã thay đổi thế giới.
Apple ra mắt chiếc iPhone với 2 phiên bản 4GB và 8GB, có giá lần lượt là $499 và $599 (tức 8/9.5 triệu VND vào thời điểm đó) qua nhà mạng Cingular Wireless – một công ty con của AT&T đồng thời cũng là nhà mạng lớn nhất nước Mỹ thời điểm này. Ông hứa hẹn rằng sở hữu chiếc iPhone cũng như "mang cả cuộc sống ngay trong chiếc túi" vậy.
Jobs chỉ ra rằng có tới hơn 950 triệu chiếc điện thoại được bán ra trên toàn cầu và chỉ 1% thị phần đã tương đương với 10 triệu iPhone được bán ra. Thế nên ông đặt mục tiêu cho công ty vào 2008 là 10 triệu máy.
10 năm sau, những tiên đoán của Jobs đã hoàn toàn trở thành hiện thực. Apple có thể ra mắt thêm các kích cỡ, màu sắc và tính năng mới cho iPhone, nhưng những model mới nhất vẫn thường được xem là điện thoại bán chạy nhất thế giới.
Dù kế hoạch của Jobs chỉ là sở hữu 1% thị phần vào 2008, trang eMarketer ước tính rằng iPhone hiện đang chiếm 43,5% smartphone tại Mỹ năm 2016, với hơn 90 triệu người dùng đang hoạt động.
iPhone đã nhanh chóng trở thành thiết bị đinh (flagship) của Apple. Báo cáo doanh thu quý gần đây nhất cuối tháng 10 cho thấy lượng iPhone bán ra là hơn 45,5 triệu chiếc trong quý tài chính thứ 4. Điều này đồng nghĩa với việc công ty thu được hơn 28 tỷ đô trong 3 tháng chỉ từ lượng iPhone bán ra.
Lượng tiền này nếu mang ra so sánh sẽ chiếm hơn nửa trong doanh thu 46,9 tỷ đô của quý vừa rồi. Gần 5 triệu sản phẩm Mac được bán ra trong 3 tháng 7/8/9 mang lại 5,7 tỷ đô. Lượng iPad bán ra là 9,3 triệu, đưa về 4,2 tỷ đô.
3 kỷ nguyên smartphone
Thật khó để gói gọn những gì mà Apple đã làm với ngành công nghiệp smartphone cũng như với thế giới điện thoại di động nói chung. Một nhóm nghiên cứu từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất giả thiết rằng thời kỳ smartphone đã trải qua 3 kỷ nguyên chính. Trong tài liệu xuất bản trên trang European Journal of Scientific Research, các nhà nghiên cứu định nghĩa giai đoạn đầu tiên là "hoàn toàn dành cho doanh nghiệp" và doanh nhân, với email, fax, camera và các tính năng web hạn chế.
Giai đoạn 2 là "sự xuất hiện của iPhone", được các tài liệu miêu tả là "bước đột phá lớn" của thị trường smartphone vào 2007. Giai đoạn thứ 3 và cũng là hiện tại được cho là bắt đầu vào 2008, năm mà Apple tung ra phiên bản iPhone 3G và cũng là thời điểm mà Apple cùng các đối thủ cạnh tranh khác với Android bắt đầu cập nhật hệ điều hành một cách định kỳ.
Trong báo cáo có nói: "Sự thâm nhập của smartphone có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường tiêu dùng toàn cầu", đồng thời miêu tả iPhone như thiết bị đầu tiên được thiết kế cho "thị trường người dùng nói chung".
10 năm trước, Jobs so sánh iPhone với những thương hiệu đình đám nhất thời đó – Moto Q, Nokia E62 BlackBerry hay Palm Treo. Theo chuẩn mực hiện đại, cả 4 thiết bị đều tương đối lỗi thời với bàn phím cứng và khả năng đa phương tiện hạn chế.
"Người ta nói những chiếc điện thoại cao cấp nhất được gọi là smartphone. Họ kết hợp một chiếc điện thoại với một vài tính năng email và nói đó là internet, kiểu như internet thời kỳ đầu, và tạo thành một thiết bị", Jobs nói. "Vấn đề là chúng không thông minh đến thế và cũng không hề dễ sử dụng".
Câu nói này dường như là sự tiên đoán tương lai không mấy sáng sủa của Motorola, Nokia, BlackBerry và Palm khi các hãng này lần lượt phá sản hoặc xuống dốc không phanh từ lúc iPhone ra mắt.
Thương hiệu Motorola đã bị Google mua lại vào 2012 với giá 125, tỷ đô. Tuy thành công trên thế giới nhưng Motorola lại không mấy phổ biến ở trong nước Mỹ, và rồi công ty đã phải đóng cửa nhà máy ở Fort Worth, Texas vào năm 2014. Trái với con số hàng nghìn người ở thời điểm đỉnh cao, lúc này công ty chỉ có 700 nhân viên.
Google bán lại Motorola cho Lenovo với giá rẻ hơn rất nhiều lúc mua lại năm 2012: chưa đầy 3 tỷ đô.
Còn Nokia đã bị Microsoft mua lại vào năm 2013, tuy nhiên sau đó Microsoft đã quyết định loại bỏ hoàn toàn Nokia và chịu thua lỗ tới 7,6 tỷ đô. Sự sát nhập này được cho là một thất bại và làm mất đi hàng nghìn việc làm tại Nokia.
Còn Palm bị HP mua lại vào 2010, dù chỉ sau đó 1 năm HP đã dừng toàn bộ kế hoạch xung quanh điện thoại Palm. BlackBerry, một trong những tàn tích còn sót lại của thời kỳ tiền iPhone đã tuyên bố sẽ ngưng sản xuất smartphone vào 2016.
Đứng trước một bài phát biểu với những sản phẩm từ Motorola, Nokia,BlackBerry hay Palm năm 2007, Jobs dự đoán rằng iPhone sẽ là một sản phẩm vượt trội. "Sau hôm nay, tôi không nghĩ mọi người sẽ còn nhìn những chiếc điện thoại kia như xưa nữa", ông nói.
Tất cả trong một
Samsung đã vươn lên để đối đầu với iPhone trong những năm gần đây, dù cả 2 công ty đều đã vướng phải những tranh chấp mà tòa cho rằng Samsung đã vi phạm bản quyền của Apple. Những đối thủ cạnh tranh ban đầu của iPhone đều đang gặp khó khăn hay gần như tụt dốc hoàn toàn từ khi sản phẩm của Apple ra mắt.
Điều này diễn ra một phần do iPhone được miêu tả là thiết bị đa phương tiện đầu tiên thực sự được gói gọn trong một sản phẩm. iPhone không phải là thiết bị di động đầu tiên gửi được email. Nó cũng không phải là máy nghe nhạc MP3 đầu tiên, và cũng không phải thiết bị đầu tiên dùng để lướt web.
Thực tế nó giống như một chiếc dao đa năng Thụy Sĩ về khả năng truyền thông và đa phương tiện. Nói về mức giá tương đối cao, Jobs cho rằng người dùng sẽ phải tốn xấp xỉ từng đấy tiền để mua điện thoại của đối thủ và một chiếc iPod. Nếu mua iPhone họ sẽ được cả 2 mà chỉ cần mua 1 lần.
"Hãy nghĩ về vị trí hiện tại của thương hiệu iPhone. Nếu bàn về lượng bán ra trong vài năm tới thì ít nhất mỗi năm sẽ có khoảng 200 triệu được tiêu thụ", David Rolfe, quản lý danh mục đầu tư tại RiverPark/Wedgewood Fund, nói trong buổi phỏng vấn với CNBC về tương lại của Apple. "Đó sẽ là một thương vụ rất tuyệt nếu được tham gia".
Apple đã tận dụng, đồng thời bằng cách nào đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường smartphone mà thế giới đã chứng kiến suốt 1 thập kỷ qua. Trung tâm khảo sát người dùng Pew Research Center trong năm 2015 ước tính có 2/3 số người lớn ở Mỹ sở hữu một chiếc smartphone, tăng từ 35% trong năm 2011, lúc hãng bắt đầu nghiên cứu về smartphone.
Theo số liệu nghiên cứu, việc những người trẻ sở hữu smartphone là khá phổ biến và khoảng 85% người từ 18 đến 29 tuổi ở Mỹ có sở hữu một chiếc. Đó là tin mừng với Apple, lý giải một phần tại sao công ty vẫn có thể tiến sâu vào thị trường trong khi người tiêu dùng dần già đi trong 10 năm qua. Một nghiên cứu năm 2013 từ Consumer Intelligence Research Partners chỉ ra rằng người sở hữu iPhone thường ít tuổi hơn những người dùng điện thoại Samsung, với gần 1/4 người dùng smartphone Apple ở dưới độ tuổi 25.
Tài chính, Kinh doanh và các vấn đề tiềm ẩn đằng sau
Tuy nhiên Pew cũng thấy rằng người Mỹ hiện nay dùng smartphone theo nhiều cách mà Jobs không nghĩ tới cách đây 10 năm. Gần 2/3 người được hỏi sử dụng điện thoại để tìm thông tin về tình trạng sức khỏe trong năm vừa qua. 44% tìm kiếm thông tin nhà đất. 43% khác dùng smartphone để tìm việc làm và thậm chí có 18% nộp đơn xin việc bằng smartphone.
Theo nghiên cứu, "Những người sở hữu smartphone dùng chúng để giúp đưa ra các quyết định liên quan đến các sự kiện quan trọng trong đời". "Một bộ phận lớn người sở hữu smartphone dùng điện thoại để theo dõi các tin tức nóng hổi, cũng như để chia sẻ và nắm bắt được những gì xảy ra trong cộng đồng".
Nghiên cứu tháng Ba từ Federal Reserve chỉ ra rằng 87% người Mỹ có điện thoại và 77% trong số đó là smartphone.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 53% người sở hữu smartphone có tài khoản ngân hàng đã sử dụng mobile banking trong 12 tháng qua, và ước tính 28% đã thực hiện giao dịch chi trả bằng thiết bị của mình. Trong khi đó, 41% dùng điện thoại để xem review sản phẩm và lấy thông tin khi đi mua sắm ở ngoài đời.
Sự ra mắt của các dịch vụ như Apple Pay cho phép người dùng sử dụng thiết bị để mua sắm trong các cửa hàng. Gần 90% người tiêu dùng với các thiết bị hỗ trợ Apple Pay có chú ý tới dịch vụ thanh toán di động, theo dữ liệu công bố vào tháng 9 bởi First Annapolis Consulting. Gần 1/3 sử dụng Apple Pay để thanh toán, trong khi Samsung Pay và Google Pay cũng tương đối phổ biến.
Theo nghiên cứu của trang European Journal of Scientific, "Sự tiện lợi mà smartphone mang lại trong đời sống hằng ngày là không nhỏ". Tuy nhiên nó cũng nêu ra một vài chú ý về các mối nguy được phát hiện.
Bên cạnh các nguy cơ về sức khỏe – bao gồm tổn thương cột sống do ngồi nhìn xuống điện thoại quá lâu và các bằng chứng về việc tiếp xúc quá nhiều với điện thoại có thể gây ung thư – một vài nghiên cứu đã tìm ra các mối quan ngại về xã hội học liên quan tới sự lan rộng của smartphone.
"Cái chúng tôi tìm ra đó là các thiết bị nhỏ bé này, xét về mặt tâm lý, là cực kỳ mạnh mẽ đến mức chúng không chỉ thay đổi cái mà chúng ta làm. Chúng thay đổi luôn cả con người ta", Sherry Turkle, một giáo sư nghiên cứu xã hội trong khoa học công nghệ và đông thời là giám đốc tại Initiative on Technology and Self của Viện Công nghệ Massachusetts , nói tại buổi TED Talk tháng 2/2012. "Chúng ta dùng công nghệ để cảm thấy kết nối hơn theo những cách mà ta có thể kiểm soát một cách thoải mái".
Nghiên cứu 2014 của các nhà nghiên cứu tại đại học California – Los Angeles chỉ ra rằng smartphone và chìm đắm trong công nghệ ảnh hưởng tới khả năng nhận biết cảm xúc của những người xung quanh ở trẻ em. Một tài liệu năm 2012 từ các nhà nghiên cứu đại học Essex cũng nêu ra rằng "sự hiện hữu của công nghệ liên lạc di động có thể gây cản trở sự hình thành những mối quan hệ của con người".
Vậy nhưng, sự phát triển của smartphone theo nhiều cách đã làm đơn giản hóa của người tiêu dùng và tạo những một ngành công nghiệp mới – như làm ứng dụng (app) và các phương tiện di chuyển dùng smartphone và dịch vụ vận chuyển như Uber hay Seamless.
Sự hé lộ mẫu iPhone đầu tiên vào 2007 của Steve Jobs thường được biết đến là phát pháo mở màn cho toàn bộ cuộc cách mạng smartphone.
Kết thúc bài phát biểu, Jobs trích dẫn một câu nói từ huyền thoại hockey Wayne Gretzky. "Tôi trượt tới nơi mà cầu sẽ bay đến chứ không phải chỗ nó đã lướt qua." Jobs nói đó là cách mà ông muốn điều hành công ty – đi đầu trong cuộc đua để mang lại thứ gì đó mang tính cách mạng, có thể đồng thời thay đổi ngành công nghiệp hiện tại và làm bàn đạp cho những cái mới mẻ hơn hoàn toàn.
Ít nhất với sự ra mắt của chiếc iPhone thì thành công của ông là không phải bàn cãi.