Chính phủ luôn đồng hành cùng DN
Ngành Thuế đồng hành cùng DN để doanh nhân an tâm kinh doanh | |
Đồng hành vì một Việt Nam thành công và thịnh vượng |
“Điểm mặt” và tháo gỡ nút thắt
Về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính khẳng định, Chính phủ sẽ có nhiều bước đột phá trong lĩnh vực tài chính: “Trong năm nay, Chính phủ sẽ đi trước bằng việc công khai, minh bạch thông tin DNNN thoái vốn, cũng như công bố rõ ràng các danh mục đầu tư, các nhà đầu tư. Chính phủ sẽ mở cửa cho các nhà tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài hoạt động. Thậm chí, sẽ xem xét bỏ quy định cổ đông chiến lược, đẩy mạnh chế độ công khai lộ trình cổ phần hóa… Trong lĩnh vực thoái vốn Nhà nước tại DN, Chính phủ sẽ có những quy định cụ thể về chọn cổ đông chiến lược theo hướng tất cả các nhà đầu tư được mua công khai”.
Việt Nam sẽ rà soát lại và bãi bỏ những điều kiện thủ tục không phù hợp |
Việc thoái vốn sẽ được thực hiện nhanh hơn, thủ tục sẽ rút ngắn lại, thủ tục đặt cọc sẽ không còn bằng tiền mặt mà xem xét việc ký quỹ bảo lãnh… để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Một trong những điểm rất mới trong thay đổi các quy định gây khó cho nhà đầu tư, đó là, sửa đổi quy định về tư vấn cho DN theo hướng không phân biệt là DN trong nước hay nước ngoài để nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ việc cổ phần hóa của DN.
Chia sẻ thêm với các nhà đầu tư, ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc xử lý nợ xấu của các NHTM cũng sẽ tác động rất tích cực đến các nhà đầu tư. Cụ thể, sau khoảng 3,5 năm thực hiện tái cơ cấu các NHTM hoạt động yếu kém, Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) đã mua được hơn 280 nghìn tỷ đồng nợ xấu, với hơn 42 nghìn món nợ của hơn 50 TCTD có nợ xấu… Nhưng kết quả xử lý sau mua chỉ được khoảng 15%.
Theo ông Quang, Nghị quyết số 42 của Quốc hội đã cơ bản giải quyết được những “nút thắt” trong việc xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu, nên đây sẽ là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư.
Luôn tạo sân chơi mới
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam vẫn đang cải thiện môi trường đầu tư với những cải cách và những quyết sách mới. Việt Nam trong quá trình phát triển đang dựa vào tiềm năng là sức lao động, tiềm lực tài nguyên, vị trí địa lý. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới cần phải có bước chuyển đổi để tạo động lực mới, tạo cú huých cho sự phát triển. Việt Nam đều có bước đột phá sau mỗi lần cải cách. Chúng ta luôn tạo sân chơi mới cho các nhà đầu tư nên cần phải biết họ muốn gì, cần gì để tạo thuận lợi và thu hút…
Theo ông Dũng, các dòng đầu tư chỉ chảy về vùng trũng, nếu chúng ta tạo ra được thì dòng đầu tư sẽ chảy về. Việc này được thể hiện trong cải cách thể chế chính sách. Tất nhiên, cũng có những chính sách chưa làm được hoặc chưa làm tới, nhưng Việt Nam vẫn đang tiếp tục thay đổi để DN và nhà đầu tư là đối tượng để Chính phủ phục vụ.
Hiện Việt Nam đang hoàn thiện dự thảo Luật Khu hành chính kinh tế đặc biệt để tạo ra những cơ chế thu hút đầu tư tốt hơn. Chúng ta phải có những thể chế thiết kế theo thông lệ quốc tế, không đặt mình ra ngoài sân chơi toàn cầu. Chính vì vậy, ở đâu đó còn có những cách hiểu, những tư duy không phù hợp, không muốn kiến tạo thì nơi đó phải thay đổi.
Chính phủ và các bộ, ngành đang tiếp tục rà soát hủy bỏ những điều kiện không còn phù hợp hay không thích ứng với quá trình phát triển… Đối với những khu hành chính kinh tế đặc biệt, sẽ nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý mới, cũng như chiến lược phát triển đa dạng. Ví như đối với vịnh Vân Phong, sẽ tạo điều kiện phát triển tốt về cảng trung chuyển cho các khu công nghệ. Với khu Vân Đồn, sẽ phát triển công nghệ sinh học, dược phẩm có giá trị cao…
“Nhà nước phải giúp đỡ các DN. Việt Nam sẽ rà soát lại và bãi bỏ những điều kiện thủ tục không phù hợp”, ông Dũng khẳng định.