Chính sách cho phát triển công nghiệp thông minh
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư | |
Dù muốn hay không, Cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn là xu thế |
Đây là lần đầu tiên có cuộc Hội thảo và Triển lãm quốc tế về “Phát triển công nghiệp thông minh,” dự kiến sẽ quy tụ trên 50 gian hàng đến từ các đơn vị công nghệ, công nghiệp, sản xuất hàng đầu trên thế giới như: Mỹ, châu Âu, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là thách thức, vừa là cơ hội lớn cho Việt Nam |
Mục đích hàng đầu của cuộc hội thảo và triển lãm quốc tế này là tạo lập diễn đàn giúp các cơ quan tham mưu của Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận về định hướng, các giải pháp thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp thông minh tại Việt Nam trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang có những ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu.
Cũng theo ông Tuấn, tại đây, đại biểu các bộ, ban ngành trung ương, các địa phương, doanh nghiệp và người dân sẽ được tham quan thực tiễn các công nghệ của công nghiệp thông minh tại các gian hàng triển lãm công nghệ của các đối tác có uy tín từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc...; tạo lập kênh kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu các tiềm năng, môi trường đầu tư, cơ hội hợp tác - đầu tư trong lĩnh vực phát triển công nghiệp thông minh ứng dụng cho nhiều ngành, địa phương tại Việt Nam.
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên toàn cầu vừa là thách thức nhưng cũng vừa là cơ hội rất tốt để Việt Nam có thể tận dụng để xử lý hàng loạt vấn đề lớn trong phát triển kinh tế đất nước và tái cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp để bắt kịp xu hướng phát triển công nghiệp, cải tiến mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp theo hướng tối ưu hóa các nguồn lực đầu vào, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và phát triển các ngành công nghiệp mới”, ông Tuấn nói.
Cũng theo đại diện Ban kinh tế Trung ương, nền công nghiệp thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện, cả về trình độ công nghệ, cũng như cấu trúc các ngành, sản phẩm, doanh nghiệp, thể chế cho phát triển công nghiệp. Nhiều ý kiến tại Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 47 (tháng 1/2017) đánh giá các thể chế hiện nay, trong đó có Việt Nam chưa bắt kịp và thích ứng với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ, chưa xử lý được nhiều vấn đề mới do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặt ra. Nhìn chung, xu thế giá lao động chi phí thấp đang mất dần lợi thế, sản xuất công nghiệp sẽ di chuyển đến những nơi có thị trường và có khả năng sáng tạo công nghệ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu, đánh giá về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với chức năng là cơ quan tham mưu chiến lược cho Ban chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngay từ đầu năm 2017, Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Bộ Công Thương, UNDP, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam cũng đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về chủ đề này.
Song cuộc hội thảo và Triển lãm quốc tế về “Phát triển công nghiệp thông minh” được Ban Kinh tế Trung ương tổ chức lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Sẽ có 4 hội thảo quốc tế có quy mô lớn được tổ chức trong khuôn khổ chương trình, trong đó Hội thảo số 1 về "Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp thông minh trong tương lai"; Hội thảo 2 về "Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: xu hướng và giải pháp"; Hội thảo 3 về "Thúc đẩy phát triển thương mại và dịch vụ trong kỷ nguyên số"; Hội thảo 4 về "Chiến lược xây dựng đô thị thông minh".
Bên cạnh đó, là triển lãm quốc tế về công nghệ thông minh. Triển lãm có quy mô tầm cỡ khu vực, lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, dự kiến quy tụ trên 50 gian hàng đến từ các đơn vị công nghệ, công nghiệp, sản xuất hàng đầu trên thế giới (Mỹ, châu Âu, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản...).
Các gian hàng triển lãm được phân bố theo 3 khu vực: Khu Fintech; Khu giải pháp phần mềm; Khu giải pháp về hạ tầng thông tin và phần cứng (robot, tự động hóa, mô hình thành phố thông minh…). Ngoài hoạt động hội thảo và triển lãm, hoạt động giới thiệu, kết nối đầu tư công nghệ thông minh sẽ diễn ra tại các phòng họp nhỏ xung quanh khu vực tổ chức hội thảo và triển lãm…
Sự kiện này là sáng kiến của Ban Kinh tế Trung ương cùng sự tham gia của 9 Ủy viên Trung ương Đảng là Bộ trưởng và Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương. Ngoài ra, còn có Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam…
Dự kiến tại phiên Hội thảo số 1 là phiên tổng thể với chủ đề "Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp thông minh trong tương lai", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì cùng Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và 3 Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Khoa học và công nghệ, Thông tin và truyền thông, với số lượng đại biểu tham gia khoảng 300- 400 đại biểu.