Chính sách hỗ trợ “tàu 67” là cần thiết
Cho vay theo Nghị định 67: Nợ xấu gia tăng, ngân hàng chịu trận | |
Kiên quyết xử lý khách hàng chây ì không trả nợ |
Tuy nhiên, sau một thời gian ra khơi, bám biển nhiều chủ tàu đã gặp không ít khó khăn khách quan khiến việc thực hiện trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với NHTM không đúng thời hạn.
Ảnh minh họa |
Để hỗ trợ ngư dân cũng như các NHTM tham gia cho vay “tàu 67”, ngày 2/2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó giao Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng phát sinh từ thực tế triển khai được hưởng cơ chế xử lý rủi ro theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Triển khai Nghị định số 17/2018/NĐ-CP, ngày 17/12/2018 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 123/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Một trong những nội dung của Thông tư số 123/2018/TT-BTC được các chủ tàu quan tâm chính là các rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất. Các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng quy định tại Thông tư số 123/2018/TT-BTC được xác định trên cơ sở đề xuất từ thực tế phát sinh của các NHTM trong quá trình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các chủ tàu.
Theo Thông tư số 123/2018/TT-BTC, nguyên nhân khách quan, bất khả kháng bao gồm: Tàu bị thiên tai làm hư hỏng phải sửa chữa; tàu bị nước ngoài bắt, giam giữ; Tàu bị tàu khác đâm, va làm hư hỏng phải sửa chữa (không do lỗi của chủ tàu); Tàu đóng mới kém chất lượng, bị hư hỏng phải sửa chữa tàu dẫn đến không hoạt động khai thác thủy sản do lỗi của bên đóng tàu; Chủ tàu bị bệnh tật, bị tai nạn không có khả năng đi biển (trong trường hợp chủ tàu trực tiếp đi biển); chủ tàu chết, mất tích; Chuyển đổi chủ tàu theo quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
Các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng nêu trên được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và chủ tàu được tiếp tục hưởng hỗ trợ lãi suất.
Thông tư số 123/2018/TT-BTC bổ sung quy định các khoản cho vay bị quá hạn một phần nợ gốc thì khách hàng không được cấp bù lãi suất đối với phần dư nợ gốc bị quá hạn kể từ thời điểm phát sinh. Phần dư nợ gốc không bị quá hạn theo Hợp đồng tín dụng ký kết giữa ngân hàng và khách hàng thì tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy định này nhằm làm rõ việc cấp bù đối với khoản vay bị quá hạn, theo đó phần dư nợ gốc bị quá hạn thì không được cấp bù lãi suất, phần dư nợ gốc không bị quá hạn theo Hợp đồng tín dụng thì tiếp tục được hưởng cấp bù lãi suất. Ngoài ra, Thông tư số 123/2018/TT-BTC cũng xác định cách tính cấp bù lãi suất thực tế theo 365 ngày thay vì tính theo 360 ngày như trước đây.
Các chuyên gia đánh giá, Thông tư số 123/2018/TT-BTC được ban hành đã giải quyết được những khó khăn tồn tại gặp phải trong thời gian qua, tạo điều kiện cho chủ tàu được hưởng cấp bù lãi suất. Các chính sách hỗ trợ này sẽ khuyến khích ngư dân yên tâm bám biển, góp phần phát triển thủy sản, phát triển kinh tế địa phương.