Có chính sách tốt sẽ phát huy hiệu quả đầu tư tốt hơn từ kiều hối
Kiều hối nắn dòng | |
Tiền: Để dành sao đúng cách | |
Giải tỏa áp lực chuyển tiền từ Nhật về Việt Nam |
Phần lớn kiều hối gửi về là cho người thân và được sử dụng để tiêu dùng là chính, chỉ 15,9% dùng để đầu tư kinh doanh và dịch vụ. Trong đầu tư thì phần lớn là đầu tư bất động sản, đầu tư cho sản xuất chưa nhiều. Vấn đề là làm sao để hướng dòng kiều hối vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhiều hơn.
Số người Việt đang sinh sống ở nước ngoài tương đương với 5% dân số Việt
Với 9,2 tỷ USD kiều hối chuyển về vào năm 2014, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng đây là nguồn vốn lớn chỉ sau FDI và lớn hơn nhiều nguồn vốn ODA đã giải ngân. Có những giai đoạn kiều hối là nguồn vốn lớn nhất của đất nước, vượt quá cả lượng vốn FDI ở giai đoạn đó.
Thế nhưng, WB chỉ ra rằng “Việt Nam là một trong những nước nhận kiều hối lớn nhưng luồng vốn này không có tác động lớn đến phát triển kinh tế vì có đến 50% lượng kiều hối được sử dụng vào tiêu dùng, một phần để trả nợ ngân hàng, rồi gửi tiết kiệm còn phần đầu tư trực tiếp thì không nhiều”.
Ảnh minh họa |
Kiều hồi để đầu tư trực tiếp chưa nhiều do Việt Kiều còn thiếu thông tin nên hiểu chưa đúng chính sách của Việt
Nguồn kiều hối đã tăng dần trong những năm qua và dự báo sẽ còn tăng nữa. Nhưng “Phần lớn chưa dám đầu tư. Và số người đã đầu tư về đây vẫn cảm thấy từ chính sách của Nhà nước đến thực tế là một khoảng cách xa. Môi trường không còn là vấn đề, chính sách không còn là vấn đề nhưng hành xử thực tế đang có vấn đề”, ông Lê Thanh Bình, trưởng đại diện hội DN Việt kiều Ba Lan chia sẻ.
Vì thế, phần lớn người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt đi lao động ở nước ngoài mới gửi tiền về để hỗ trợ người thân là chính và mang tính tình cảm hơn là tính kinh tế. Người nhận tiền thì chủ yếu để tiêu dùng trang trải cuộc sống hoặc gửi tiết kiệm. Thực tế là phần lớn kiều hối gửi về là cho người thân, và được sử dụng để tiêu dùng là chính, chỉ 15,9% dùng để đầu tư kinh doanh và dịch vụ. Trong đầu tư thì phần lớn là đầu tư bất động sản, đầu tư cho sản xuất chưa nhiều.
Vấn đề là làm sao để hướng dòng kiều hối vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhiều hơn.
Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2014 người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đầu tư về nước ở 3600 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 8,6 tỷ USD đầu tư vào 51 tỉnh thành phố.
GS.TSKH.Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cho rằng số liệu này chưa đủ vì một số dự án Việt Kiều đầu tư chung với nhà đầu tư nước ngoài nên không thống kê là đầu tư của Việt Nam, nhiều dự án Việt Kiều đầu tư chung với DN trong nước và tính là vốn trong nước... vì vậy cần phải có thống kê đầy đủ hơn về vốn đầu tư của Việt Kiều. Ông khẳng định, có chính sách tốt sẽ phát huy hiệu quả đầu tư tốt hơn từ kiều hối.
“Việt Kiều không có thông tin đầy đủ nên họ hiểu chưa đúng về chính sách của Việt
Những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách đối với người Việt
“Cần quan tâm hơn việc thu hút kiều hối và đầu tư của Việt Kiều bằng chính sách và giải pháp thích hợp vì đây là nguồn vốn ổn định và có xu hướng gia tăng”, ông Mại lưu ý.
Theo ông, cần xây dựng niềm tin và động lực cho kiều bào thông qua chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư dành cho kiều bào. Muốn hướng kiều bào đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay những hoạt động mang lại lợi ích cho nền kinh tế thì Chính phủ cần có những chính sách tích cực để tạo niềm tin cho họ hay những người thụ hưởng nguồn tiền này.
PGS.TS.Phạm Văn Hùng - Trưởng khoa Đầu tư - Trường Đại học Kinh tế quốc dân khuyến nghị: Cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, hạn chế thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư, nới lỏng quy định và thủ tục hành chính, chính sách xuất nhập cảnh và hỗ trợ định cư cho Việt Kiều.
Một đề nghị nữa là thành lập quỹ đầu tư của Việt Kiều. Khuyến nghị này được các Việt kiều có mặt trong hội thảo ủng hộ vì thực tế nhiều Việt kiều muốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhưng chỉ có nguồn vốn nhỏ, nhưng nhiều nhỏ sẽ gom lại thành lớn - PGS.TS.Phạm Văn Hùng và TS.Nguyễn Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài đã đưa ra khuyến nghị hình thành quỹ hỗ trợ sản xuất cho các DN nhỏ từ dòng kiều hối.