Để kinh tế tư nhân mạnh hơn
Tăng trưởng theo hướng bền vững | |
Kinh tế 2017 trông chờ ở kinh tế tư nhân |
Xoá bỏ các rào cản là cần thiết, cần làm ngay
KTTN phát triển nhanh. Có đóng góp ngày càng lớn. Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn, có DN đã đầu tư ra nước ngoài. Nhưng nhìn chung KTTN còn yếu và nhiều hạn chế cả về quy mô, vốn, trình độ quản lý… phát triển chưa ổn định và thiếu bền vững. Đáng lưu ý là cơ cấu ngành nghề không hợp lý: hơn 80% trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; hơn 10% trong sản xuất công nghiệp; 1% trong nông nghiệp.
Để KTTN có thể phát triển mạnh mẽ hơn, cần tạo ra nhiều các DN quy mô vừa và lớn |
PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia) nhấn mạnh: KTNN ở Việt Nam hình thức hoạt động đa dạng có vai trò quan trọng, thậm chí là rất quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội nhưng quy mô rất nhỏ, không lớn lên được và thậm chí là không muốn lớn với hiệu quả hoạt động thấp do còn tồn tại nhiều rào cản.
Đó là những rào cản về tư duy lý luận lẫn khung khổ pháp luật, điều tiết, cơ chế chính sách và thực thi cơ chế chính sách trên thực tế cũng như môi trường kinh doanh và năng lực nội tại của chính khu vực này. Khung khổ pháp luật còn chưa hoàn thiện và vẫn còn khoảng cách giữa quy định và thực thi các quy định, có nhiều sự bất bình đẳng trong cơ chế, chính sách đối với KTTN.
TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định chủ trương, định hướng và chính sách phát triển KTTN đều đã có nhưng hệ thống các giải pháp chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển DN, đặc biệt hỗ trợ DNNVV còn tản mát, quy mô chưa đủ lớn, thiếu trọng tâm. Mục tiêu chính sách chưa nhất quán: Các chính sách hiện hành dường như tập trung hỗ trợ việc đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện cho khởi nghiệp chứ chưa phải cho sự tăng trưởng của các DNNVV.
Ông Thạo cũng thấy rằng, việc thực thi pháp luật của một bộ phận đội ngũ cán bộ công chức tạo thêm khó khăn, trở ngại cho DN, làm cho môi trường đầu tư, kinh doanh thiếu công khai, minh bạch, thiếu an toàn, tiềm ẩn nhiều rủi ro; quyền cạnh tranh bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, cơ hội kinh doanh chưa được thực hiện, tồn tại nhiều chi phí không chính thức... Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, dỡ bỏ những rào cản, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
Chính sách phát triển DN tư nhân vừa thiếu vừa yếu vừa cản trở
Cũng khẳng định “DN tư nhân có hiệu quả kinh tế cao hơn so với DN có cùng quy mô, là động lực tăng trưởng chính của khu vực DN, là đầu tàu trong một số ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế”, TS.Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chỉ ra 3 đóng góp chính của DN tư nhân lớn đối với nền kinh tế.
Ông nhắc đến Vingroup, Novaland và Contecon, Vinamilk, TH Truemilk, Hòa Phát, Tôn Hoa Sen, Trường Hải… cho thấy các DN tư nhân lớn hoạt động trải rộng trên nhiều lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, đóng vai trò dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực. Sự lớn mạnh của DN tư nhân lớn cũng tạo đối trọng với khu vực Nhà nước hay FDI, giúp làm gia tăng cạnh tranh lành mạnh trong các ngành nghề.
Bài toán đặt ra là làm thế nào để kinh tế tư nhân phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn?
TS. Nguyễn Đình Cung, chỉ ra rằng chính sách phát triển DN tư nhân lớn trong nước vừa thiếu vừa yếu vừa cản trở phát triển. Chưa có chính sách rõ ràng về hỗ trợ phát triển các DN tư nhân lớn và tập đoàn KTTN. Chính sách về tiếp cận nguồn lực của DN tư nhân lớn còn nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản về tích tụ đất đai quy mô lớn. Chính sách về cạnh tranh đang tạo ra nhiều rào cản kinh doanh và hạn chế cạnh tranh của DN tư nhân.
Và rào cản bức xúc nhất đó là điều kiện kinh doanh: gần 270 ngành nghề kinh doanh có điều kiện; thủ tục phức tạp. Bên cạnh đó là xu hướng can thiệp làm hạn chế cạnh tranh của Nhà nước. KTTN khó lớn, bởi các thể chế hỗ trợ thị trường hoạt động kém hiệu quả, phải chịu nhiều áp lực của thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém. Một số cấp chính quyền can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiều dịch vụ mà lẽ ra nên dành cho các Hiệp hội DN.
Để KTTN có thể phát triển mạnh mẽ hơn, cần tạo ra nhiều các DN quy mô vừa và lớn, đủ năng lực cung ứng cho các nhà đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và hỗ trợ DN nhỏ. Đây chính là yếu tố then chốt để DN Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để được như vậy, cần giảm thiểu sự lấn sân của các DN nhà nước đối với khu vực tư nhân đồng thời có chính sách tăng cường phát triển khối DN tư nhân theo cả chiều dọc và chiều ngang để vừa giải quyết những cản trở chung đối với nền kinh tế vừa tạo nên những đột phát trong phát triển năng lực cạnh tranh của DN.
Ngày 13/4, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, Hội DN thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển KTTN trong thời kỳ mới. Chủ trì hội thảo, đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu: Đảng đã khẳng định chủ trương: Khuyến khích hình thành các tập đoàn KTTN đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy KTTN có vai trò quan trọng như vậy nhưng còn nhiều hạn chế. Bài toán đặt ra là làm thế nào để KTTN phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn? |