ECB sẽ giảm mua trái phiếu từ tháng 10
Chủ tịch ECB củng cố kỳ vọng tăng lãi suất vào cuối năm 2019 | |
ECB giữ nguyên lãi suất, chưa tính chuyện tái đầu tư |
Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn là 0,00%, lãi suất cho vay cận biên là 0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,04%. Hội đồng cũng dự kiến các mức lãi suất chính sách này sẽ được giữ ở mức hiện tại cho tới ít nhất là qua mùa hè năm 2019 và có thể lâu hơn nếu cần thiết để đảm bảo lạm phát tăng bền vững tới mức dưới nhưng gần 2% trong trung hạn.
Ảnh minh họa |
Về các biện pháp chính sách tiền tệ phi chuẩn, Hội đồng quyết định sẽ tiếp tục thực hiện mua ròng theo chương trình mua tài sản (APP) với tốc độ như hiện tại là 30 tỷ euro/tháng cho đến cuối tháng này. Tuy nhiên, sau tháng 9/2018, Hội đồng sẽ giảm tốc độ mua tài sản ròng hàng tháng xuống còn 15 tỷ euro/tháng cho đến cuối tháng 12/2018 và dự đoán rằng, tùy thuộc vào dữ liệu thời gian tới xác nhận triển vọng lạm phát trung hạn, việc mua ròng sau đó sẽ kết thúc.
Hội đồng cũng dự định sẽ tái đầu tư các khoản thanh toán gốc từ các chứng khoán đáo hạn mua trong APP trong một thời gian dài sau khi kết thúc mua tài sản ròng và có thể lâu hơn nếu cần để duy trì điều kiện thanh khoản thuận lợi và mức độ dễ dàng của tiền tệ.
Giải thích thêm về quyết định chính sách của ECB tại cuộc họp báo được tổ chức sau đó, Draghi nói các biện pháp nói chung - bao gồm cả tái đầu tư nợ đáo hạn - sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế khu vực. “Quan điểm thống nhất của Hội đồng là lập trường chính sách tiền tệ hiện tại vẫn là thúc đẩy”, ông nói. “Sự kích thích đáng kể bằng chính sách tiền tệ vẫn cần thiết để hỗ trợ việc tăng thêm áp lực giá trong khu vực và sự thúc đẩy lạm phát trong trung hạn”.
Draghi cũng dành khá nhiều thời gian để nói về các rủi ro đối với nền kinh tế khu vực hiện nay. Mặc dù căng thẳng thương mại đang có xu hướng gia tăng giữa Mỹ và các đối tác lớn đã bắt đầu tác động tới khu vực đồng tiền chung với việc sản lượng công nghiệp ghi nhận mức giảm hàng năm đầu tiên trong 18 tháng và chỉ số niềm tin kinh tế của Ủy ban châu Âu ở mức thấp nhất trong một năm.
Tuy nhiên, phát biểu tại buổi họp báo được tổ chức sau đó, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết nền kinh tế khu vực đồng euro vẫn đủ vững chắc để đối phó với những rủi ro toàn cầu, ngay cả khi dự báo mới của ECB cho thấy rằng tăng trưởng của khu vực giảm nhanh hơn một chút so với dự báo trước đó.
“Chúng tôi đang nhận thấy một sức mạnh cơ bản của nền kinh tế khiến chúng tôi nghĩ rằng những rủi ro suy giảm (tốc độ tăng trưởng) sẽ được giảm nhẹ bởi sự cải thiện trong thị trường lao động và tăng lương”, Chủ tịch ECB nói với các phóng viên tại cuộc họp báo ở Frankfurt.
“Nguyên nhân chính dẫn tới sự không chắc chắn mà chúng ta thấy trong sản lượng toàn cầu là do sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ”. Draghi cho biết những rủi ro đối với tăng trưởng vẫn “cân bằng về tổng thể”, giống với ngôn ngữ mà Hội đồng Thống đốc của ECB đã sử dụng trong hơn một năm qua.
Thế nhưng đang xuất hiện một đe dọa khác từ bên ngoài đối với nền kinh tế khu vực đồng euro. Đó là NHTW Thổ Nhĩ Kỳ hôm 13/9 đã bất ngờ nâng lãi suất thêm 625 điểm cơ bản lên 24%. Trong khi đó tại Anh, NHTW Anh mặc dù nâng triển vọng của nền kinh tế, nhưng nhắc lại rằng sự không chắc chắn về tương lai của nước Anh sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu đã tăng lên.
Ngoài ra còn rủi ro phát sinh từ quê hương Italia của ông.
Trong dự báo kinh tế vĩ mô tháng 9/2018, ECB đã giảm nhẹ dự báo tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung xuống còn 2,0% vào năm 2018, 1,8% năm 2019. Tuy nhiên tăng trưởng năm 2020 vẫn được giữ nguyên ở mức 1,7%. Trong khi dự báo lạm phát hàng năm ở mức 1,7% vào năm 2018, 2019 và 2020, không thay đổi so với dự báo đưa ra hồi tháng 6. |