Hỗ trợ khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển
Bán ý tưởng qua sàn giao dịch | |
Nền tảng khởi nghiệp chưa vững chắc |
“Trước đây tôi từng kinh doanh trong lĩnh vực khác, nhưng gần đây chuyển sang mặt hàng lụa. Là một DN mới khởi nghiệp được gần 2 năm và bước đầu còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, thị trường, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh”, chị Hạnh chia sẻ.
Để khởi nghiệp thành công, DN cần nhiều sự hỗ trợ, kết nối |
Những DNNVV như của chị Hạnh đang có đóng góp rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hiện chiếm tới khoảng 97% tổng số DN, các DNNVV vẫn đang phát triển mạnh về số lượng, theo xu hướng khởi nghiệp đang lan rộng. Tuy nhiên, đứng trước những thay đổi nhanh chóng về chính trị và kinh tế thế giới thời gian qua, trước cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt trong xu thế hội nhập, các DNNVV đang đối mặt không ít khó khăn.
Bức tranh DN Việt Nam năm 2016 cho thấy sự sàng lọc DN đang ngày càng khốc liệt. Chỉ tính trong 11 tháng đầu năm, tổng số DN thành lập mới của cả nước là 101.683 DN; nhưng số DN tạm ngừng hoạt động và đã hoàn thành thủ tục giải thể cũng ở con số rất cao, lên tới 64.514 DN (18.901 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 35.145 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, và 10.468 DN đã hoàn tất thủ tục giải thể).
Ông Đàm Quang Thắng, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp quốc gia cho biết, tỷ lệ các DN được thành lập trong năm 2016 là rất lớn, mục tiêu đạt được 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 chắc chắn thành công. Nhưng để thực sự khuyến khích các DN khởi nghiệp vững chãi, tự tin và đam mê khởi nghiệp, yếu tố quan trọng nhất là xây dựng niềm tin tích cực, xây dựng kỹ năng, năng lực.
Đồng thời, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các cơ quan, ban, ngành và sự hỗ trợ của các doanh nhân đi trước thì sẽ khuyến khích hơn nữa các DN khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Đồng quan điểm, chị Hạnh chia sẻ mong muốn được nhà nước quan tâm hơn trong đó đặc biệt là sự quảng bá cũng như các chương trình xúc tiến thương mại để sản phẩm của DN có thể dễ dàng đến được nhiều thị trường trên thế giới. Có thể hỗ trợ đưa các thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất để mang lại chất lượng sản phẩm cao như một số nước như Ấn Độ, Thái Lan...
Chia sẻ kinh nghiệm từ quốc tế, ông Đàm Quang Thắng cho biết tại Thái Lan, mô hình các DN thành công cùng nhau hỗ trợ mạnh mẽ lại các DN khởi nghiệp để tạo thành một cộng đồng DNNVV vững mạnh là một bài học cho Việt Nam.
Các DN phải cũng nhau hỗ trợ đẩy nhau lên để cùng hoạt động có hiệu quả nhất và hướng đến thành công. Khi mà DN đã thành công họ lại tiếp tục quay lại hỗ trợ tiếp những DN khởi nghiệp tạo thành một liên kết chặt chẽ trong cộng đồng DN. Hiện tại điều này tại Việt Nam vẫn còn khá yếu.
Để hỗ trợ các DN khởi nghiệp, mới đây Hà Nội cũng đã thành lập Câu lạc bộ DN khởi nghiệp Hà Nội nhằm giúp các DN trẻ sẽ có được nhiều cơ hội tiếp cận, cọ sát học hỏi với các DN đi trước để tạo nên một nền tảng vững mạnh cho các DN phát triển trong tương lai.
Ông Trần Thanh Huy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ DN khởi nghiệp Hà Nội cho biết quá trình hình thành Câu lạc bộ khởi nghiệp sẽ hướng tới phát triển, kết nối các nhà khởi nghiệp với nhau thành một cộng đồng để từ đó đưa ra tiếng nói của bản thân những người khởi nghiệp.
Các DN khởi nghiệp có thể vận động về mặt chính sách của nhà nước hỗ trợ ban đầu cho DN khởi nghiệp. Các thành viên trong Câu lạc bộ sẽ huy động được các nguồn lực xã hội khác nhau để có thể đỡ đầu cho DN, giúp các DN đó có thể phát triển và đứng vững trên thương trường.