Nhiều chính sách hỗ trợ ngành logistics
Ảnh minh họa |
Bởi, đa số các DN logsitics nội địa đang hoạt động có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, trình độ quản lý hạn chế chủ yếu vẫn dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ logistics 2PL và cụ thể ở đây là dịch vụ vận tải hàng hóa.
Trong khi đó, các DN FDI hay sản xuất hàng tiêu dùng nhanh thường tìm kiếm các gói dịch vụ logistics tích hợp (phổ biến là 3PL) vốn không đơn thuần chỉ là vận chuyển hàng hóa mà còn đi kèm với nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác (thủ tục hải quan, lưu kho, đóng gói và phân phối sản phẩm).
Một số yếu tố khách quan bên ngoài cũng được cho là rào cản đối với sự phát triển của ngành logistics ở Việt Nam. Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường bộ chưa phát triển tương xứng với tốc độ công nghiệp hóa dẫn đến tình trạng quá tải và ùn ứ.
Theo lãnh đạo của CTCP Gemadept, quy trình thủ tục hải quan còn nhiều chồng chéo và cứng nhắc làm chậm tốc độ luân chuyển hàng hóa. Hay sự phát triển thiếu quy hoạch và liên kết của các cảng và dịch vụ hậu cảng như kho, bãi, trung tâm logistics và đặc biệt, luôn thiếu liên kết giữa các DN logistics với nhau.
Tất cả những lý do trên trở thành “tảng đá” ngáng chân các DN logistics nội địa phát triển một cách hiệu quả. Thậm chí, có thể nói những yếu tố này còn đẩy chi phí logistics ở Việt Nam tăng cao.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là các DN Việt Nam phần lớn vẫn lạc quan trước việc cạnh tranh mạnh từ các đối thủ ngoại. Bởi họ cho rằng, những chính sách mới đây sẽ là tác nhân “vực” ngành logistics nội địa phát triển trở lại.
Đơn cử, Hiệp định thương mại tự do (FTAs, TPP) sẽ thúc đẩy mạnh dòng vốn FDI rót vào ngành sản xuất Việt Nam, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện tăng tính kết nối cơ sở logistics và khu vực sản xuất, các quy hoạch và yếu tố hỗ trợ ngành từ Nhà nước, thủ tục hải quan đang dần cải tiến…
Ngoài ra, Chính phủ và Bộ GTVT cũng phối hợp đưa ra nhiều chính sách nhằm định hướng, hỗ trợ và kích thích sự phát triển bền vững của ngành logistics nội địa. Nhìn chung, với các yếu tố hỗ trợ chủ quan và khách quan ở trên, chắc hẳn tiềm năng của ngành logistics Việt Nam còn rất lớn.
Và xét ở mức độ đầu tư, trong dài hạn P/E bình quân ngành sẽ tiến về mức cân bằng với các DN trong khu vực. Do đó, các cổ phiếu logistics rõ ràng vẫn còn khá hấp dẫn để đầu tư…