Nhiều tập đoàn Mỹ sẽ thiệt hại nặng nếu Trung Quốc trả đũa
Mỹ không gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc | |
Các nền kinh tế mới nổi và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung | |
Hệ sinh thái giám sát Trung Quốc: Mục tiêu mới của Trump? |
Theo giới quan sát, Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp mà họ đã thực thi vào năm 2017 khi quan hệ với Hàn Quốc xấu đi do Seoul quyết định triển khai lá chắn tên lửa. Theo đó, Trung Quốc đã hạn chế du lịch tới Hàn Quốc, gây nhiều tổn hại các công ty mỹ phẩm phụ thuộc vào khách du lịch Trung Quốc, trong khi chính quyền đóng cửa hầu hết các cửa hàng của Lotte Shopping Co. ở Trung Quốc với cáo buộc vi phạm an toàn cháy nổ. Người tiêu dùng cũng tẩy chay các sản phẩm của Hàn Quốc, giáng một đòn mạnh vào doanh số bán hàng của Hyundai Motor Co.
Doanh số bán hàng của Ford tại Trung Quốc có thể giảm một nửa vì CTTM |
Có thể nói rủi ro là rất lớn, vì thị trường tiêu dùng rộng lớn của Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu của nhiều tập đoàn khổng lồ của Mỹ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chậm lại. Dưới đây là một số công ty Mỹ được đánh giá là dễ bị tổn thương nhất nếu Trung Quốc trả đũa.
Apple
Mục tiêu rõ ràng nhất có thể là đối thủ của hãng thoại thông minh Huawei - Apple Inc., công ty có tới 1/5 doanh thu từ Trung Quốc và đang sản xuất iPhone tại đây. Dan Ives - nhà phân tích của Wedbush Securities cho biết, việc “phản pháo” lại lệnh cấm Huawei của ông Trump có thể khiến Apple mất khoảng 3% đến 5% doanh số bán iPhone của mình tại Trung Quốc trong vòng 12 đến 18 tháng tới.
Tuy nhiên, tỷ phú Ren Zhengfei - nhà sáng lập Huawei đã cư xử đầy cao thượng trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV khi nói rằng Trung Quốc không nên “đánh” Apple. Nếu điều đó xảy ra, nhà tỷ phú này nói thêm, “tôi sẽ là người đầu tiên phản đối”.
Marriott International Inc.
Mặc dù chiến tranh thương mại đang diễn ra và nền kinh tế đang chậm lại, nhưng Trung Quốc vẫn là mục tiêu lớn đối với nhà kinh doanh khách sạn lớn nhất thế giới. Theo đó Marriott International Inc. sẽ mở hơn 30 khách sạn tại Trung Quốc trong năm nay và lên kế hoạch mở hơn 300 khách sạn mới ở quốc gia này - chiếm hơn một nửa tổng số khách sạn của thương hiệu này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, tập đoàn có trụ sở tại Bethesda, Maryland này không lạ gì với rủi ro khi kinh doanh ở Trung Quốc. Craig Smith - Chủ tịch của Marriott International châu Á - Thái Bình Dương đã lưu ý vào tháng 2 rằng, mặc dù sự trả đũa là có thể, hầu như tất cả các khách sạn của công ty đều do người Trung Quốc quản lý và sở hữu, khiến cho nó trở thành một thương hiệu Mỹ hoạt động như một công ty Trung Quốc ở nước này.
Nike Inc.
Trung Quốc là một thị trường ngày càng quan trọng đối với Nike Inc., nhà tài trợ lớn cho giải Marathon Thượng Hải và giải bóng đá hàng đầu Trung Quốc. Trong quý kết thúc vào tháng 2/2019, doanh thu của công ty ở Trung Quốc đại lục tăng vọt 24%, quý thứ 19 liên tiếp đạt mức tăng trưởng hai con số. “Chúng tôi đang có động lực lớn ở Trung Quốc”, Andrew Campion - Giám đốc tài chính của Nike nói và cho biết: “Ngay cả trong bối cảnh bất ổn địa chính trị hiện tại, Nike vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững tại Trung Quốc”.
Tuy nhiên vị thế của Nike tại Trung Quốc là không vững chắc vì người tiêu dùng có thể dễ dàng chuyển sang các đối thủ địa phương như Anta Sports Products Ltd. - doanh nghiệp năm ngoái đã đồng ý thỏa thuận trị giá 5,2 tỷ USD để mua công ty Amer Sports Oyj của Phần Lan. Bloomberg Intelligence dự báo đến năm 2022, Anta có thể sẽ vượt qua Nike với tư cách là nhà bán quần áo thể thao lớn thứ hai của Trung Quốc, sau Adidas AG.
Các thương hiệu dược phẩm
Cơ quan quản lý Trung Quốc đã giảm bớt các hạn chế đối với thuốc từ nước ngoài, và một số công ty đã được hưởng lợi nhiều hơn như Merck & Co. Gardasil - vắcxin phòng ngừa HPV và thuốc điều trị ung thư Keytruda đã giúp doanh thu bán hàng của Merck & Co ở Trung Quốc tăng 58% lên 725 triệu USD trong quý I/2019. “Chúng tôi tin rằng chúng tôi mới chỉ chạm tới bề mặt cơ hội tại một thị trường trọng điểm như Trung Quốc, nơi chúng tôi đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể”, Giám đốc điều hành Kenneth Frazier nói hồi tháng 4.
Nhưng tình hình cũng bấp bênh ở Trung Quốc, nơi các nhà sản xuất địa phương đang nghiên cứu vắcxin và phương pháp điều trị của chính họ. “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang có thể thúc đẩy ưu đãi đối với các sản phẩm được phát triển trong nước”, các nhà phân tích của Cinney Zhang và Sam Fazeli đã viết trong một bản ghi chú ngày 23/5.
Ôtô
Trung Quốc hiện là thị trường ôtô lớn nhất thế giới, nhưng các nhà sản xuất ôtô của Mỹ vẫn đang chịu nhiều áp lực ở đó. Doanh số bán ôtô Mỹ tại Trung Quốc đã giảm 28% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3/2019, cao gấp hơn hai lần mức giảm 12% trên thị trường chung của xe khách. General Motors Co. báo cáo thu nhập ở Trung Quốc chỉ đạt 400 triệu USD trong quý đầu tiên của năm, giảm 200 triệu USD so với một năm trước đó.
Nếu người tiêu dùng Trung Quốc quyết định sử dụng quyền chi tiêu của họ làm vũ khí chiến tranh thương mại, tác động có thể còn nghiêm trọng hơn. Bloomberg Intelligence ước tính, căng thẳng chính trị có thể khiến GM và Ford Motor Co. giảm một nửa doanh số bán hàng tại Trung Quốc. Những xung đột trong quá khứ là một bài học xương máu. Căng thẳng giữa Trung Quốc với Hàn Quốc sau khi Seoul triển khai lá chắn tên lửa đã buộc Hyundai phải cắt giảm sản lượng khi doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm hơn 30% trong năm 2017 so với một năm trước.