Ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, khôi phục các lệnh trừng phạt
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Trump nói trong một chương trình từ Nhà Trắng rằng ông sẽ tái áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Iran. “Một thỏa thuận một chiều khủng khiếp mà lẽ ra không bao giờ được thực hiện”, Trump phát biểu.
Thỏa thuận năm 2015, được ký kết giữa cùng năm cường quốc thế giới khác và Iran, đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran; đổi lại nước này phải hạn chế chương trình hạt nhân của mình. Thỏa thuận được thiết kế để ngăn chặn Iran triển khai bom hạt nhân.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump phàn nàn rằng, thỏa thuận - một thành tựu trong chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm Barack Obama - không đề cập đến chương trình tên lửa đạn đạo của Iran cũng như các hoạt động hạt nhân của nước này sau năm 2025 hoặc vai trò của Iran trong các cuộc xung đột ở Yemen và Syria.
Quyết định của Trump đã làm gia tăng căng thẳng trong liên minh xuyên Đại Tây Dương kể từ khi ông nhậm chức cách đây 16 tháng, đặc biệt là sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu thực hiện các chuyến đi đến Washington và nhiều lần kêu gọi Trump bảo vệ thỏa thuận này.
Mặc dù chính quyền Trump vẫn để ngỏ cửa đàm phán một thỏa thuận với các đồng minh, nhưng không rõ liệu phía châu Âu có chấp thuận điều đó và liệu họ có thể thuyết phục Iran chấp nhận thỏa thuận lại.
Các nhà lãnh đạo của Anh, Đức và Pháp, là những cường quốc ký kết thỏa thuận hạt nhân này cùng với Trung Quốc và Nga, đều cho biết là họ lấy làm tiếc và quan ngại về quyết định này của ông Trump.
Theo các nhà phân tích, việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran là một trong những quyết định có thể gây ra hậu quả nhất trong chính sách “nước Mỹ đầu tiên” của ông Trump, quan điểm đã khiến ông rút khỏi Hiệp ước khí hậu Paris, rút khỏi Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như đưa Mỹ tiến gần đến một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Hậu quả dễ thấy nhất là nó có thể làm tăng căng thẳng tại Trung Đông và có thể ảnh hưởng tới nguồn cung dầu toàn cầu.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt liên quan đến năng lượng, tự động và các lĩnh vực tài chính của Iran sẽ được sắp xếp lại sau 3 và 6 tháng.
Truyền hình nhà nước Iran cho biết quyết định rút của Trump là "bất hợp pháp, không hợp lý và làm suy yếu các thỏa thuận quốc tế”. Việc Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt sẽ khiến Iran khó bán dầu ở nước ngoài hơn hoặc sử dụng hệ thống ngân hàng quốc tế.
Trong khi đó, Iran là thành viên lớn thứ ba của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và bơm khoảng 3,8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, xấp xỉ gần 4% nguồn cung toàn cầu. Hiện Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc mua hầu hết 2,5 triệu thùng dầu xuất khẩu/ngày của Iran.
Giá dầu nhờ đó đã phục hồi khá mạnh trở lại sau quyết định của ông Trump, sau khi đã giảm mạnh 4% vào đầu phiên. Tuy nhiên đồng USD dường như không chịu nhiều ảnh hưởng bởi quyết định này khi mà đồng bạc xanh vẫn đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 tới.